Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, căng thẳng còn là nguyên nhân gây ù tai, suy giảm thính lực. Nếu đang có dấu hiệu ù tai và nghi ngờ nguyên nhân đến từ việc cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi thì mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Ù tai là gì?

Các chuyên gia thính học mô tả, chứng ù tai là nhận thức thính giác ảo về âm thanh ở bên trong tai, ngay cả khi không có bất kỳ âm thanh nào từ môi trường bên ngoài tác động vào. Bệnh nhân thường cảm thấy bị cô lập và tin rằng, không ai có thể hiểu những gì họ đang trải qua.

Một ấn phẩm của Trường Y Harvard vào năm 2017 cho biết, khoảng 50 - 60 triệu người ở Hoa Kỳ đang bị ù tai. Mặc dù tỷ lệ chính xác trên toàn thế giới vẫn chưa được biết, nhưng ước tính, có tới 20% dân số toàn cầu mắc chứng ù tai theo thời gian. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị ù tai cũng không ngừng gia tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Chứng ù tai có thể xuất hiện theo nhiều cách, âm thanh có thể ở một hoặc cả hai tai với mức độ to – nhỏ khác nhau. Thông thường, nó đáng chú ý hơn vào ban đêm khi bạn không bị phân tâm bởi những âm thanh khác từ bên ngoài. 

Tại sao căng thẳng gây ù tai?

Căng thẳng là một trạng thái về tinh thần hoặc cảm xúc, trong đó cân bằng nội môi của cơ thể bị đe dọa hoặc cảm thấy đang có nguy cơ bị đe dọa. Căng thẳng có thể được kích hoạt bởi các yếu tố vật lý hoặc cảm xúc, tâm lý. Những yếu tố này không giống nhau ở mỗi người.

Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ù tai. Lý do bởi: Khi gặp căng thẳng, áp lực trong công việc sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ù tai. Khi bị ù tai sẽ làm cho tình trạng căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn. Do vậy có thể nói, căng thẳng và ù tai là vòng luẩn quẩn bệnh lý.

Một nghiên cứu của Gomaa và các đồng nghiệp tại Đại học Minia ở Ai Cập cho thấy: Chỉ có 25 trong số 100 bệnh nhân bị ù tai là không có dấu hiệu bị căng thẳng. 75 bệnh nhân còn lại đều đang bị căng thẳng ở mức độ từ nhẹ đến nặng.

Một nghiên cứu khác cho thấy, mối liên quan trực tiếp giữa mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của căng thẳng và chứng ù tai. Nghiên cứu sử dụng thang trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS), được tiến hành trên 196 đối tượng từ 20 - 60 tuổi. Kết quả cho thấy, những người có mức độ căng thẳng cao nhất thì cũng mắc chứng ù tai nghiêm trọng nhất hoặc bị trong thời gian dài nhất.

Những người bị ù tai cho biết, chứng ù tai của họ đã xuất hiện trong giai đoạn căng thẳng của cuộc sống, công việc. Chứng ù tai có xu hướng nghiêm trọng hơn khi họ bị căng thẳng kéo dài. Kết quả nghiên cứu này đã chứng tỏ, mối liên hệ giữa căng thẳng với sự khởi phát và tiến triển, nặng lên của chứng ù tai.

Theo các chuyên gia, căng thẳng gây ra ù tai, ngược lại, ù tai kéo dài cũng sẽ làm tăng mức độ căng thẳng, lo âu. Đặc biệt, căng thẳng liên tục dẫn đến chứng ù tai trầm trọng hơn, ù tai lại dẫn đến căng thẳng nhiều hơn,…. Cứ như vậy, một vòng luẩn quẩn giữa căng thẳng, ù tai dường như không có hồi kết. Vòng luẩn quẩn này khiến người bệnh suy sụp về tinh thần, thậm chí, nhiều người bị trầm cảm còn có ý nghĩ muốn tự tử.

Làm sao để kiểm soát căng thẳng, phòng ngừa chứng ù tai?

Để kiểm soát căng thẳng, lo âu, bạn nên sắp xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần luôn thoải mái. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

 - Tìm đến một nhà tâm lý học và bác sĩ: Các nghiên cứu cho thấy rằng, cách điều trị tốt nhất cho stress, trầm cảm và lo âu thường bao gồm sự kết hợp giữa liệu pháp trò chuyện và thuốc men. Bác sĩ tâm lý sẽ cho bạn lời khuyên, còn bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn liệu trình điều trị phù hợp.

- Thêm thiền vào thói quen của bạn: Một trong những hoạt động tốt cho người bị căng thẳng, mệt mỏi đó là thiền định. Để thiền định, hãy tìm một vị trí trong nhà bạn mà không có bất kỳ tiếng ồn nào. Nếu các triệu chứng ù tai làm bạn mất tập trung, hãy thử nghe một bản nhạc nhẹ. Sau đó ngồi bất cứ nơi đâu thoải mái và tập trung vào hơi thở của bạn.

- Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục là một cách hay giúp tâm trạng của bạn cải thiện ngay lập tức. Hãy bắt đầu thói quen tập thể dục với các bài tập bao gồm yoga, khí công hoặc tai chi… Các bài tập này đều có lợi cho tình trạng căng thẳng và chứng ù tai mà bạn đang mắc phải.

- Cải thiện chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu vitamin, chất dinh dưỡng, hạn chế lượng caffeine sẽ giúp bạn cải thiện căng thẳng và có lợi cho quá trình chữa ù tai. Bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm gài kali, kẽm, magie vì nó rất tốt cho sức khỏe.

Cải thiện ù tai nhờ sản phẩm thảo dược

Theo các chuyên gia y tế, ù tai là một mắt xích quan trọng trong vòng luẩn quẩn của căng thẳng, ù tai. Chính vì vậy, việc cải thiện và điều trị chứng ù tai sẽ giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Nhiều người nhận thấy, việc kiểm soát chứng ù tai có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí khiến căng thẳng biến mất hoàn toàn. Hiện nay, lời khuyên cho người bị ù tai đó là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. 

Căng thẳng, mệt mỏi có thể là nguyên nhân gây ù tai. Chính vì vậy, bạn cần luôn giữ tinh thần thoải mái để ù tai sớm được cải thiện. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược để giảm ù tai và giúp thính lực luôn khỏe mạnh, bạn nhé!