Lỗ tai bị hôi là tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu và khiến người mắc luôn trong tâm trạng lo lắng. Tình trạng này không được điều trị sớm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực của người bệnh. Vậy lỗ tai bị hôi là triệu chứng của bệnh gì và làm sao để cải thiện? Mời bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Lỗ tai bị hôi là triệu chứng của bệnh gì?

Lỗ tai bị hôi là tình trạng không phải hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe như:

- Viêm tai giữa có cholesteatoma: Đây là một bệnh lý đặc biệt của viêm tai giữa mạn tính. Bệnh là sự phát sinh của các khối cholesteatoma trong lớp niêm mạc tai bị viêm. Viêm tai giữa có cholesteatoma thường gây ra các triệu chứng như: Lỗ tai có mùi hôi, đau tai, tai chảy mủ,…

 Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị ù tai hiệu quả

Lỗ tai có mùi hôi là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một nguyên nhân phổ biến khiến tai bạn có mùi. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Viêm tai giữa  gây những biểu hiện như: Đau nhói tai, đau đầu, ù tai và đặc biệt là trong tai có mùi hôi, rất khó chịu.

- Nhiễm trùng tai ngoài: Nước có thể đọng lại trong tai sau khi bạn đi bơi hoặc tắm. Điều này khiến cho tai ngoài bị ẩm ướt, dẫn đến nhiễm trùng và làm tai có mùi hôi.

- Có dị vật rơi vào tai: Đây là tình trạng thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Các dị vật nhỏ như: Hạt cườm, thức ăn, một số chất tẩy rửa, xà phòng,… Khi những dị vật này lọt vào tai sẽ khiến tai có mùi hôi. Ngoài ra, người mắc sẽ có những biểu hiện như: Đau tai, nhiễm trùng tai,...

- Ráy tai tích tụ quá nhiều: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lỗ tai có mùi hôi. Thông thường, tình trạng này sẽ gây ra các biểu hiện khác như: Đau tai, khả năng nghe kém, chảy dịch tai, tai có mùi hôi.

Cải thiện tình trạng lỗ tai bị hôi bằng cách nào?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà các phương pháp cải thiện sẽ khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

- Cải thiện lỗ tai có mùi hôi do cholesteatoma: Với những trường hợp này, bạn cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai. Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm sạch ráy tai. Trong một số trường trường hợp bạn có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ khối cholesteatoma.

- Khi lỗ tai bị hôi do viêm tai giữa: Nếu nghi ngờ mình bị viêm tai giữa, bạn có thể cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh tai sạch sẽ để tránh khiến tình trạng này ngày càng tiến triển nặng hơn.

 Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh

Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh

- Nhiễm trùng tai ngoài: Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho nhiễm trùng tai ngoài là làm sạch tai bằng dụng cụ chuyên dùng và sử dụng thuốc trị nhiễm trùng, thuốc giảm đau. Trước khi tai hồi phục hoàn toàn, bạn không nên đi bơi hoặc để nước lọt vào tai khi tắm.

- Mắc kẹt dị vật bên trong tai: Nếu có dị vật bị kẹt vào tai thì tốt nhất bạn cần nhanh chóng tìm sự hỗ trợ của chuyên gia để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

- Do ráy tai tích tụ quá nhiều: Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể dùng các dung dịch nhỏ tai như hydro peroxide, glycerin để làm mềm ráy tai. Sau khi lớp ráy đã được làm mềm, bạn nhỏ vài giọt nước ấm vào tai, nghiêng đầu và dùng khăn để lau sạch lượng ráy tai chảy ra ngoài.