Theo các chuyên gia, có hơn 200 loại thuốc điều trị có liên quan tới tình trạng điếc tai, nghe kém. Nghe kém có khả năng phát triển nhanh chóng, với mức độ nghiêm trọng từ nặng đến nhẹ, tạm thời hoặc vĩnh viễn dưới tác động của các loại thuốc này. Vậy đâu là thuốc dễ gây suy giảm thính lực nhất? Mời bạn cùng XEM NGAY nội dung bài viết này.

5 loại thuốc thường dùng dễ khiến tai nghe kém

Bạn đã bao giờ sử dụng một số loại thuốc và cảm thấy tai bị ù ù, nghe kém hay chưa? Đây không phải tình trạng hiếm gặp bởi có rất nhiều người cũng đang gặp phải những triệu chứng giống như bạn. Nhận biết các loại thuốc gây ù tai sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn khi sử dụng. Dưới đây là 5 loại thuốc như vậy:

1. Aspirin

Suy giảm thính lực tạm thời do aspirin thường liên quan đến liều lớn, hoặc 8 đến 12 viên thuốc mỗi ngày. Tiến sĩ Campbell cho biết, nếu một bệnh nhân tự sử dụng aspirin quá liều, không có sự chỉ định của bác sĩ thì nguy cơ mất thính lực và các tác dụng phụ khác sẽ tăng lên. Thông thường, thính lực sẽ được phục hồi sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng aspirin - Kathleen Campbell, Tiến sĩ, nhà thính học tại Đại học Y khoa Nam Illinois, Mỹ nói.

 

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có liên quan đến các vấn đề về thính lực. Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham & Women đã nghiên cứu mối quan hệ giữa mất thính lực và NSAID. Qua đó, phát hiện ra rằng, thuốc giảm đau của NSAID như ibuprofen có thể làm giảm lưu lượng máu đến ốc tai (cơ quan ở tai trong giúp nghe), có thể gây suy giảm thính lực.

3. Thuốc kháng sinh

Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân dùng aminoglycoside, nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, có nguy cơ gây mất thính lực vĩnh viễn từ 20% - 60%. Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm một phiên bản sửa đổi của aminoglycoside hoạt động trên chuột mà không có tác dụng phụ cho cơ quan thính giác.

4. Thuốc hóa trị

Một số loại thuốc hóa trị như cisplatin, carboplatin hoặc bleomycin có liên quan đến tình trạng nghe kém. Tiến sĩ Campbell lưu ý rằng, các đối tượng dùng thuốc hóa trị có thể nhận được lợi ích trong việc chữa ung thư, nhưng nó có thể gây mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

5. Thuốc lợi tiểu

Các loại thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix) và bumetanide có thể làm thay đổi sự cân bằng của chất lỏng và muối của tai trong, dễ dẫn đến sưng mô và các vấn đề truyền tín hiệu thần kinh. Mặc dù mất thính lực do thuốc lợi tiểu thường là tạm thời, nhưng hiệu quả có thể là vĩnh viễn khi thuốc được sử dụng kết hợp với các loại thuốc có hại cho tai khác.

Nên làm gì khi tai bị nghe kém do ngộ độc thuốc

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực trong quá trình dùng thuốc điều trị, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Bác sĩ sẽ đánh giá và cân nhắc việc đổi cho bạn sử dụng một loại thuốc khác ít tác dụng phụ hơn. Bên cạnh đó, một số thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp ích cho bạn. Cụ thể:

- Tránh tiếng ồn lớn: Cách tốt nhất để bảo vệ thính lực, cải thiện tình trạng nghe kém là bạn cần hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, bởi chúng có thể làm hỏng thính lực của bạn. Mức độ tiếng ồn được đo bằng decibel (dB) - số càng cao, tiếng ồn càng lớn. Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại cho thính lực, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.

- Bảo vệ thính giác trong các sự kiện ồn ào: Người bị nghe kém nên hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn. Trong một số trường hợp “bất khả kháng”, bạn cần bảo vệ đôi tai bằng cách dùng bông bịt tai hoặc các thiết bị bảo vệ chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý: Không ngồi gần nơi phát ra tiếng ồn lớn chẳng hạn như loa; các loại máy công nghiệp;... cố gắng nghỉ ngơi sau mỗi 15 phút; hãy cho đôi tai của bạn có khoảng 18 giờ để phục hồi sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Cẩn thận khi nghe nhạc: Nghe nhạc lớn qua tai nghe là một trong những mối nguy hiểm đối với thính giác của bạn và khiến tình trạng nghe kém ngày càng tồi tệ hơn. Để tránh làm hỏng thính lực khi dùng tai nghe, bạn cần lưu ý: Không nghe nhạc với hơn 60% âm lượng tối đa; không sử dụng tai nghe trong hơn 1 giờ tại một thời điểm; nghỉ ngơi ít nhất 5 phút mỗi giờ để cho đôi tai thư giãn.

- Tăng cường bổ sung cá: Các chất béo omega 3 và vitamin D được tìm thấy trong cá đã được chứng minh là tăng cường các mạch máu trong tai, từ đó có thể cải thiện khả năng nghe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn cá 2 lần/ tuần có thể giảm nguy cơ nghe kém liên quan đến tuổi tác lên tới 42%.