Nhiễm trùng tai là bệnh khá phổ biến, thường xảy ra khi bạn để nước lọt vào tai khi đi tắm hoặc bơi lội. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên,nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng nghe, làm suy giảm thính lực, thậm chí gây điếc vĩnh viễn.

Nhiễm trùng tai là gì?

Nhiễm trùng tai là tình trạng tai bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Ngoài trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng nhiễm trùng tai. 

Bệnh thường được chia thành hai loại: Nhiễm trùng tai giữa và nhiễm trùng tai ngoài. Theo Andy Ahuja - chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Houston, Hoa Kỳ, tai giữa là bộ phận nằm sau màng nhĩ. Chúng thường bị nhiễm trùng do cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp.

Nhiễm trùng tai ngoài xảy đến khi nước bị mắc kẹt trong tai và vi khuẩn tấn công. Bệnh này hiếm khi tạo nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dù vậy, nhiễm trùng tai cũng gây ảnh hưởng lớn tới chức năng nghe.

Tại sao nhiễm trùng tai gây suy giảm thính lực?

Nhiễm trùng tai thường gây cản trở quá trình tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Nếu không điều trị kịp thời hay cố tình lờ đi, chứng bệnh này có thể gây mất thính giác vĩnh viễn. Theo David Rosenstreich, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa tai - mũi - họng tại Trung tâm Y tế Montefiore ở Bronx, New York, Hoa Kỳ, nhiễm trùng tai nghiêm trọng có thể phá hủy cấu trúc của các bộ phận trong tai và gây điếc.

Đa số những người bị nhiễm trùng tai thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng như đau răng. Tuy vậy, họ thường chỉ thực sự điều trị khi các triệu chứng đã trở nên trầm trọng. Nhiều trường hợp điều trị muộn khiến cơ quan thính giác ở tai ngoài và tai trong tổn thương nghiêm trọng, khiến khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Điều trị nhiễm trùng tai bằng cách nào?

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai nhẹ đều chỉ cần điều trị tại nhà. Một số phương pháp sau đây có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng tai nhẹ:

- Áp dụng một miếng vải ấm vào tai bị ảnh hưởng. Hơi ấm từ khăn sẽ đi vào tai và giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn.

- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như ibuprofen hoặc acetaminophen.

- Sử dụng OTC hoặc thuốc nhỏ tai theo toa để giảm đau. Một số loại thuốc thông mũi thường được dùng gồm có: Dùng thuốc thông mũi OTC như pseudoephedrine.

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, bạn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là bạn cần dùng thuốc kháng sinh với liều lượng và thời gian đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu nhiễm trùng tai của bạn không được loại bỏ bằng các phương pháp điều trị y tế thông thường hoặc nếu bạn bị nhiễm trùng tai trong một khoảng thời gian dài và có dấu hiệu thính lực suy giảm. Thông thường, các ống được đặt trong tai để cho chất lỏng chảy ra.

Các liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng tai

Để giảm đau tai và cải thiện tình trạng viêm tai tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên dưới đây:

- Dùng vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và do đó nó giúp ngăn ngừa đau tai hiệu quả. Vitamin C chứa kháng sinh tự nhiên và các đặc tính kháng histamin giúp chống nhiễm trùng, sốt và giảm đau tai. Một số loại thực phẩm có chứa vitamin C tốt cho tình trạng nhiễm trùng tai, bao gồm: Chanh, ổi, cam, ớt và cà chua.

- Húng quế: Một biện pháp điều trị nhiễm trùng tai khác là xay vài lá húng quế thành bột nhão rồi lọc lấy nước. Đun nước này trên lửa nhẹ rồi để nguội. Nhỏ 3 - 4 giọt vào tai bị viêm.

- Nước đá: Bạn lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh, chườm vào tai trong 20 phút. Cách làm này có thể giúp giảm đau tai và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm tai hiệu quả.

- Tỏi: Tỏi là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau tai đã được sử dụng trong hàng ngàn năm. Allicin, một hợp chất trong tỏi, được cho là hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn – nguyên nhân chính gây đau tai. Hãy nhai tỏi sống, tỏi nướng hoặc thêm tỏi vào các món ăn để chữa đau tai hiệu quả hơn.

- Nhai kẹo cao su: Nếu đau trong tai xảy ra trong hoặc sau khi di chuyển bằng máy bay hoặc di chuyển đến cao độ cao hơn, nhai kẹo cao su có thể giúp "bật" tai và giảm áp lực, từ đó giảm đau tai hiệu quả.

- Dầu cây trà: Cây trà có tính sát khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Nhỏ một vài giọt dầu ấm đã được pha loãng vào tai mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng đau tai do nhiễm trùng hiệu quả.

 

Thảo Nguyên