Nghe kém là tình trạng gây nhiều khó khăn trong giao tiếp, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vì vậy, ngay khi thấy có dấu hiệu tai nghe kém, bạn cần tìm cách cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây xin được bật mí 5 cách chữa tai nghe kém hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà. Mời bạn cùng theo dõi!

Nghe kém là gì?

Nghe kém (điếc tai, nặng tai) là tình trạng bạn bị suy giảm khả năng nghe, không còn nghe rõ âm thanh ở môi trường bên ngoài. Bạn có thể bị nghe kém với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Với người bị nghe kém mức độ nặng, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và phải giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Bất kỳ ai cũng có thể bị nghe kém 2 bên tai, nhưng nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị nghe kém 2 bên tai cao hơn.

Nguyên nhân gây nghe kém thường gặp

Nghe kém, suy giảm thính lực tuy không phải bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm và kịp thời, nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của người mắc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nghe kém phổ biến nhất.

- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với tiếng ồn có thể gây điếc tai, nghe kém. Nếu đang phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn như: Công nhân nhà máy, xí nghiệp, công nhân trong công trường xây dựng, thợ mộc,… thì bạn nên cẩn trọng vì có thể bị điếc tai bất cứ lúc nào.

- Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, các tế bào lông ở tai trong dần dần ngừng hoạt động. Những tế bào lông này chịu trách nhiệm kích hoạt các xung điện trong dây thần kinh thính giác, cung cấp tín hiệu âm thanh đến não. Khi những tế bào lông bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận âm thanh, gây ra tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực.

- Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây nghe kém, bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau,…

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là bệnh lý về tai khá phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm và ảnh hưởng tới khả năng nghe.

- Mắc bệnh thận: Thận yếu cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít người biết đến. Theo đông y, thận khai khiếu ở tai, điều này cho thấy chức năng thận có mối liên hệ mật thiết với khả năng nghe. Thận yếu dễ gây ù tai, yếu quá sẽ gây điếc tai.

Mắc bệnh về thận dễ gây nghe kém 

Mắc bệnh về thận dễ gây nghe kém

- Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai, nhờ đó mà thính lực luôn khỏe mạnh, tai nghe tốt. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến tế bào thần kinh tai không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động, cuối cùng dẫn tới nghe kém, suy giảm thính lực.

Bật mí 5 cách chữa tai nghe kém hiệu quả tại nhà

Nếu đang bị nghe kém, bạn cần tìm cho mình phương pháp cải thiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là 5 cách chữa tai nghe kém hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

1. Bổ sung kẽm và chế độ ăn hàng ngày: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào, từ đó làm lành vết thương. Điều này có nghĩa là, kẽm hữu ích trong việc ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng tai – một trong những nguyên nhân gây nghe kém phổ biến. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Thịt bò, thịt lợn và thịt gà đen, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, hàu, sô cô la đen, yến mạch, nho khô, dừa,…

 Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường thính lực

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường thính lực

2. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic 

Các nghiên cứu cho thấy, axit folic rất quan trọng đối với khả năng tạo ra sự phát triển tế bào mới của cơ thể. Cơ thể sử dụng axit folic để chuyển hóa homocysteine, một hợp chất gây viêm làm giảm lưu thông máu tới tai. Lưu thông là máu giúp các tế bào của tai trong khỏe mạnh và hoạt động đúng. Nghiên cứu cho thấy, người có nồng độ axit folic trong máu thấp có nhiều khả năng bị nghe kém hơn. Việc bổ sung axit folic có thể làm chậm quá trình suy giảm thính lực. Thực phẩm giàu folate bao gồm: Thịt, măng tây, bông cải xanh, rau bina,…

3. Sử dụng tỏi: Tỏi cũng là một trong những liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện nghe kém tại nhà được nhiều người áp dụng. Để có hiệu quả, bạn nên dùng ½ muỗng rượu tỏi trước khi đi ngủ. Ngoài ra, việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 Tỏi tốt cho người bị nghe kém

Tỏi tốt cho người bị nghe kém

4. Dùng kinh giới: Kinh giới được biết đến là thảo dược giúp hạ huyết áp hiệu quả nhờ vào tác dụng chống xơ cứng động mạch. Vì vậy, thảo dược này hữu ích trong trường hợp nghe kém do tuần hoàn máu kém. Để dùng kinh giới chữa điếc, bạn lấy 1 muỗng cà phê kinh giới khô vào một tách nước nóng hãm trong khoảng 5 phút. Sử dụng 2 ly trà kinh giới trong khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực được cải thiện rõ rệt.

5. Dùng cây cối xay: Theo đông y, cây cối xay vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, thường dùng để chữa các chứng đau đầu, phù thũng, bí tiểu, chấn thương,… Đặc biệt, từ lâu đời, dân gian đã dùng cây cối xay để cải thiện các chứng bệnh về tai như: Ù tai, ve kêu trong tai, điếc tai, nghễnh ngãng, viêm tai giữa,... Bạn có thể cải thiện nghe kém bằng cách dùng cây cối xay khô hãm nước mỗi ngày.

Sản phẩm giúp mang đến công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực. Sản phẩm dùng cho các đối tượng như: Người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ; Các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: Suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực. 

Hãy áp dụng 5 cách chữa tai nghe kém như trên để thính lực luôn khỏe mạnh, bạn nhé!