Điếc tai tần số cao là tình trạng khá phổ biến. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của người mắc. Vậy điếc tai tần số cao là gì? Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau. 

Điếc tai tần số cao là gì?

Điếc tai tần số cao là khi người bệnh gặp vấn đề trong việc nghe những âm thanh ở tần số cao hoặc hiểu lời nói nhanh. Khoảng tần số từ 300 đến 4000 Hz được xác định là phạm vi cực kỳ quan trọng để hiểu lời nói. Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, dải tần số đàm thoại của giọng nói con người nằm trong khoảng từ 250 đến 3000 Hz.

Tuy nhiên, khi bị điếc tai tần số cao thì ngay cả với những âm thanh nằm trong ngưỡng tần số được cho là trung bình cũng khiến bạn gặp khó khăn. Bất cứ ai đều có thể bị điếc tần số cao, nhưng nó trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác.

Nếu bị điếc tai tần số cao, bạn có thể gặp khó khăn khi nghe những âm thanh như: Tiếng chuông cửa, tiếng điện thoại, giọng nói của trẻ em, tiếng chim hót, tiếng động vật. Người mắc cũng có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt âm thanh ở không gian ồn ào. 

Nguyên nhân gây điếc tai tần số cao

Thông thường, sóng âm truyền qua ống tai đến tai giữa và vào tai trong. Tai trong chứa các tế bào lông giúp chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu điện, sau đó truyền đến vỏ não thính giác thông qua dây thần kinh thính giác. Khi các tế bào lông bị tổn thương, não sẽ không nhận được tín hiệu và khiến chúng ta không thể nghe được âm thanh hoặc hiểu lời nói của người khác. Các yếu tố có thể dẫn đến sự tổn thương của tế bào lông ở tai trong gồm có:

- Do lão hóa: Điếc tai liên quan đến tuổi là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi. Khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 - 74 bị suy giảm thính lực. Tỷ lệ này là 1/2 với người trên 75 tuổi.

- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể khiến bạn bị điếc tai tần số cao. Thường xuyên sử dụng tai nghe với âm lượng lớn cũng có thể gây điếc vĩnh viễn.

 Tiếp xúc với âm thanh lớn dễ gây điếc tai, nghe kém

Tiếp xúc với âm thanh lớn dễ gây điếc tai, nghe kém

- Nhiễm trùng tai giữa: Nhiễm trùng tai giữa có khả năng gây ra sự tích tụ chất lỏng và làm suy giảm thính lực. Thủng màng nhĩ hoặc tổn thương cấu trúc tai giữa có thể xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng và không được điều trị sớm.

- U dây thần kinh thính giác: Đây là những khối u lành tính nằm đè lên dây thần kinh thính giác và gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém, điếc tai.

- Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Có một số thuốc gây suy giảm thính lực bằng cách làm tổn thương dây thần kinh thính giác. Các loại thuốc dễ gây hại cho thính giác gồm có: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư…

- Mắc bệnh thận: Thận yếu cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít người biết đến. Theo đông y, thận khai khiếu ở tai, điều này cho thấy, chức năng thận có mối liên hệ mật thiết với khả năng nghe. Thận yếu dễ gây ù tai, yếu quá sẽ gây điếc tai.

 Mắc bệnh về thận dễ gây điếc tai, nghe kém

Mắc bệnh về thận dễ gây điếc tai, nghe kém

- Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai, nhờ đó mà thính lực luôn khỏe mạnh, tai nghe tốt. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến tế bào thần kinh tai không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động, cuối cùng dẫn tới điếc tai, suy giảm thính lực.

Phòng ngừa điếc tai tần số cao bằng cách nào?

Theo chuyên gia, tiếp xúc với tiếng ồn lớn trên 85 decibel trong thời gian dài đều có thể gây điếc vĩnh viễn không hồi phục. Dưới đây là một số cách phòng ngừa điếc tai tần số cao bạn có thể áp dụng:

- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Nên cho thính lực được nghỉ ngơi sau mỗi giờ bạn phải làm việc trong môi trường ồn ào.

- Sử dụng nút tai hoặc nút bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

 Đeo nút bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Đeo nút bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn

- Luôn để âm lượng các thiết bị điện tử như: Tivi, máy nghe nhạc, tai nghe ở mức thấp để không ảnh hưởng tới thính giác.

- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho thính lực như: Cá, rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu kẽm, sắt, kali…

- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo, đồ uống có cồn, chất kích thích.

- Tập luyện thường xuyên với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Thiền, yoga, đi bộ, đạp xe…

Điếc tai tần số cao là tình trạng khá phổ biến. Do vậy, bạn cần tìm ra hướng cải thiện càng sớm càng tốt.