Tình trạng nghe kém 2 bên tai gây nhiều khó khăn trong giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe  được xem là giải pháp mới giúp cải thiện tình trạng nghe kém 2 bên tai an toàn, hiệu quả. Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Nghe kém 2 bên tai là gì?

Nghe kém (điếc tai, nặng tai) là tình trạng bạn bị suy giảm khả năng nghe, không còn nghe rõ âm thanh ở môi trường bên ngoài. Nghe kém 2 bên tai là khi thính lực bị suy giảm ở cả 2 tai.

Bạn có thể bị nghe kém với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Với người bị nghe kém mức độ nặng, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và phải giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Bất kỳ ai cũng có thể bị nghe kém 2 bên tai nhưng nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị nghe kém 2 bên tai cao hơn

Nguyên nhân gây nghe kém thường gặp

Nghe kém, suy giảm thính lực tuy không phải bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm và kịp thời, nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của người mắc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nghe kém 2 bên tai phổ biến nhất.

- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với tiếng ồn có thể gây điếc tai, nghe kém. Nếu đang phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn như: Công nhân nhà máy, xí nghiệp, công nhân trong công trường xây dựng, thợ mộc,… thì bạn nên cẩn trọng vì có thể bị điếc tai bất cứ lúc nào.

- Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, các tế bào lông ở tai trong dần dần ngừng hoạt động. Những tế bào lông này chịu trách nhiệm kích hoạt các xung điện trong dây thần kinh thính giác, cung cấp tín hiệu âm thanh đến não. Khi những tế bào lông bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận âm thanh, gây ra tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực.

- Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây nghe kém, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau,…

- Mắc bệnh xơ cứng tai: Xơ cứng tai được biết đến là sự phát triển bất thường của xương trong tai. Nó thường di truyền và có thể gây ra điếc tai, suy giảm thính lực. Các triệu chứng của xơ cứng tai có thể bao gồm: Chóng mặt, ù tai ở một hoặc cả hai tai và giảm thính lực từ từ.

- Mắc bệnh Meniere: Meniere là một bệnh thường gặp với các triệu chứng điển hình như mất thăng bằng, cảm giác đầy ở một hoặc cả hai tai, chóng mặt, buồn nôn và ù tai.

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là bệnh lý về tai khá phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm và ảnh hưởng tới khả năng nghe.

- Mắc bệnh thận: Thận yếu cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít người biết đến. Theo đông y, thận khai khiếu ở tai, điều này cho thấy chức năng thận có mối liên hệ mật thiết với khả năng nghe. Thận yếu dễ gây ù tai, yếu quá sẽ gây điếc tai.

Ảnh hưởng của nghe kém tới sức khỏe

Nặng tai, nghe kém tuy không đe dọa ngay lập tức tới tính mạng nhưng nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và tâm lý người mắc. Nặng tai, nghe kém kéo dài dễ khiến người bệnh gặp phải một số vấn đề như:

- Gặp khó khăn khi giao tiếp: Nặng tai, nghe kém khiến người mắc khó có thể giao tiếp bình thường, đặc biệt trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn.

- Cách ly xã hội: Giao tiếp khó khăn khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ khi luôn phải yêu cầu người khác nói to hơn. Điều này tạo tâm lý chán nản và họ sẽ dần rút khỏi các mối quan hệ xã hội. 

- Mệt mỏi về tinh thần: Khi luôn phải căng thẳng để nghe được âm thanh bên ngoài sẽ khiến người bị nặng tai, nghe kém cảm thấy tinh thần mệt mỏi, khó chịu.

- Trầm cảm: Cách ly xã hội, lo lắng liên quan tới tình trạng nặng tai, nghe kém có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Trong trường hợp này, vai trò của người thân trong gia đình là vô cùng quan trọng để giúp người bị nặng tai, nghe kém lấy lại niềm tin và sự cân bằng trong cuộc sống.