Đau tai là triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm tai cấp tính. Tình trạng này gây nhiều khó chịu và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Sử dụng những loại thuốc chữa đau tai nào hiệu quả nhất luôn là thắc mắc của nhiều người. Nếu cũng đang có những băn khoăn này thì cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau, bạn nhé!

Nhiễm trùng tai giữa cấp tính khiến người bệnh có cảm giác đau tai, sốt, ngủ không ngon giấc, bồn chồn,… Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau tai do viêm có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm dấu hiệu tai chảy mủ,… thì bạn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định để cải thiện tình trạng nàybệnh, tránh biến chứng nghiêm trọng như: Thủng màng nhĩ, điếc tai, suy giảm thính lực,… Để chữa đau tai do viêm tai cấp, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng những các loại thuốc như sau:

Chữa đau tai bằng thuốc giảm đau, hạ sốt

Giảm đau nhanh là điều cần thiết, nhất là trong trường hợp người bệnh có kèm sốt cao. Trẻ em có thể được dùng acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Ở Đức và các nước khác, những loại thuốc này có sẵn mà không cần toa bác sĩ. Cả hai đều có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Chúng có thể được dùng dưới dạng thuốc dạng bột, viên uống hoặc viên đặt hậu môn,… Ibuprofen cũng có tác dụng chống viêm.

Liều lượng của các loại thuốc này phụ thuộc vào tuổi và trọng lượng cơ thể của người bệnh. Khi sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen, khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều cũng phải được tuân thủ (thường là từ 4 – 6 giờ). Nếu không chắc chắn về bất cứ điều gì, bạn hãy có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất.

Chữa đau tai bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng tai giữa và chúng có thể có tác dụng phụ. Kháng sinh không có tác dụng giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy,  khoảng 15 trong số 100 trẻ vẫn còn cảm thấy đau sau 2 - 3 ngày dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh cũng có thể làm giảm nguy cơ thủng màng nhĩ. Trong các nghiên cứu, chỉ có 1 trong số 100 trẻ dùng kháng sinh bị thủng màng nhĩ, trong khi điều này xảy ra với 3 trong số 100 trẻ không dùng kháng sinh. Lỗ thủng trong màng nhĩ thường chỉ nhỏ và tự lành trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nghiêm trọng hơn, nếu màng nhĩ thủng ra nhiều lần hoặc bị thủng lỗ lớn.

Khi bị đau tai do viêm, nhóm thuốc beta – lactam, quinolon, nhóm macrolid chính là lựa chọn tốt nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm chất kháng sinh aminoglycosid (gồm gentamycin, kanamycin,...), đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi vì chúng có khả năng gây ra độc với ốc tai. Trẻ dùng thuốc này có thể sẽ bị điếc vĩnh viễn do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và phát ban. Sử dụng kháng sinh quá thường xuyên cũng dẫn đến sự phát triển và lây lan của vi khuẩn không còn phản ứng với kháng sinh (vi khuẩn có khả năng kháng thuốc). Chính vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chữa đau tai chống viêm

Khi dùng thuốc chữa đau tai, viêm tai giữa, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống viêm như thuốc corticoid ngắn, thuốc kháng viêm non-steroid và các loại thuốc chống viêm, giảm phù nề.

Thuốc nhỏ tai

Tùy vào trường hợp bệnh nhân viêm tai giữa có bị thủng màng nhĩ hay không mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. Các loại thuốc cho bệnh nhân viêm tai không thủng màng nhĩ có thể kể tới như: Polydexa, cortiphenicol,... Người bệnh thủng màng nhĩ sẽ được dùng các thuốc như: Rifamycin, effexin,...

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Song song với các phương pháp điều trị y khoa, giới các chuyên gia khuyến cáo người bị đau tai do viêm tai giữa nên sử dụng kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp quá trình điều trị có hiệu quả hơn. 

Đau tai do viêm tai giữa không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Ngay khi thấy dấu hiệu đau nhức tai, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, cũng như được kê đơn thuốc chữa đau tai phù hợp.