Điếc 1 bên tai phải không quá hiếm gặp. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Việc nhận biết các nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị mang tới hiệu quả cao hơn.

Điếc tai phải là gì?

Điếc tai phải là tình trạng người bệnh nhận thấy thính lực ở 1 bên tai phải suy giảm một cách nghiêm trọng. Còn tai trái vẫn có thể nghe được bình thường. Dù không gây điếc hoàn toàn nhưng nếu không có phương pháp xử lý sớm, thính lực bên tai trái cũng sẽ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Đầu tiên, điếc 1 bên tai khiến bạn không thể xác định được âm thanh phát ra từ đâu. Bộ não của chúng ta nhận biết được âm thanh phát ra từ đâu là nhờ vào hoạt động của cơ quan thính giác. Khi một người chỉ có thể nghe tốt từ một bên tai, họ có thể gặp khó khăn trong việc xác định nguồn phát của âm thanh.

Điếc tai phải cũng khiến bạn gặp khó khăn trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn lớn. Khi ở nơi quá ồn hoặc nói chuyện nhóm, người bị điếc 1 bên tai sẽ khó  tập trung vào giọng nói của một người.

Điếc 1 bên tai cũng khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tình trạng này cũng làm não phải hoạt động nhiều hơn để phân tích âm thanh, làm người bệnh mệt mỏi khi nghe.

Điếc 1 bên tai phải gây khó khăn trong giao tiếp

Điếc 1 bên tai phải gây khó khăn trong giao tiếp

Nguyên nhân gây điếc 1 bên tai phải

Có thể có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng mất thính lực ở một bên tai. Từ ráy tai đến màng nhĩ bị thủng, hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn là rối loạn tuần hoàn máu, mắc bệnh Meniere hay chức năng thận suy giảm.

Ráy tai tích tụ gây ù tai

Tai tạo ra ráy tai để bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Ráy tai thường tự rơi xuống và bị đẩy ra ngoài. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều mà không được đẩy ra ngoài sẽ làm lỗ tai bị tắc, khiến âm thanh không được dẫn truyền vào tai trong một cách hiệu quả.

Khi ráy tai tích tụ bên tai phải sẽ gây ra tình trạng điếc 1 bên tai phải và ngược lại. Lấy ráy tai là cách giúp tai nghe rõ hơn trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ tới sự trợ giúp của bác sĩ tai mũi họng để ráy tai được loại bỏ một cách an toàn.

Nhiễm trùng tai gây điếc tai

Theo các chuyên gia, nhiễm trùng tai do nhiễm vi khuẩn hoặc virus có thể gây nặng tai, mất thính lực. Nhiễm trùng khiến chất lỏng tích tụ trong ống tai của bạn và có thể dẫn đến mất thính lực tạm thời.

Nếu bạn bị đau tai dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để yêu cầu bạn điều trị nhiễm trùng, từ đó cải thiện tình trạng nghe kém.

Viêm nhiễm ở tai dễ gây điếc tai phải

Viêm nhiễm ở tai dễ gây điếc tai phải

Thủng màng nhĩ gây điếc tai

Màng nhĩ có thể bị thủng do nhiễm trùng, chấn thương âm thanh hoặc do các vật thể như tăm bông… Với lỗ thủng màng nhĩ nhỏ sẽ có thể tự liền và không ảnh hưởng nhiều tới thính lực.

Tuy nhiên, nếu lỗ thủng màng nhĩ lớn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề hơn tới khả năng nghe. Lúc này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ để cải thiện khả năng nghe.

Bệnh Meniere gây điếc tai

Bệnh Meniere là một chứng rối loạn tai trong có thể dẫn đến mất thính lực, điển hình là ở một bên tai. Bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng như chóng mặt, ù tai hoặc cảm giác đầy tai ở tai bị ảnh hưởng. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức để giảm thiểu các triệu chứng lâu dài của bệnh.

Tuần hoàn máu kém gây mất thính lực

Tuần hoàn máu có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp đưa máu tới mọi ngóc ngách của cơ thể, trong đó có tai trong và dây thần kinh thính giác. Tuần hoàn máu mang theo oxy và dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động của thính giác.

Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến chức năng của thính giác cũng bị suy giảm và gây điếc tai. Tuần hoàn máu kém thường gây nghe kém một bên tai nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh cũng có thể chỉ bị điếc tai phải hoặc trái.

Chức năng thận suy giảm gây điếc

Tạng thận và cơ quan thính giác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thận khỏe thì tai nghe tốt, thận yếu thì tai cũng nghe kém. Cũng bởi mối quan hệ này mà các thầy thuốc đông y thường tập trung tăng cường chức năng tạng thận để điều trị ù tai, nghe kém.

Chức năng thận suy giảm gây ảnh hưởng tới thính lực

Chức năng thận suy giảm gây ảnh hưởng tới thính lực

Cách điều trị điếc 1 bên tai phải

Các phương pháp điều trị mất thính lực thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất thính lực và mức độ nghiêm trọng của nó. Các lựa chọn quản lý đối với chứng mất thính giác một bên hoặc điếc một bên bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Hiện tại, chưa có thuốc nào đặc trị dành cho người bị điếc. Các thuốc chủ yếu giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi hay chống viêm, giảm đau trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm ở tai.Việc sử dụng thuốc cần theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng máy trợ thính: Máy trợ thính là lựa chọn thiết bị phổ biến nhất để điều trị chứng mất thính giác một bên ở mức độ trung bình. Máy trợ thính được lập trình để tăng cường độ lớn của âm thanh đến người bệnh có thể nghe được. Tuy nhiên, máy trợ thính không có hiệu quả đối với tất cả các trường hợp.
  • Cấy ghép ốc tai điện tử: Cấy ghép ốc tai điện tử bao gồm một thiết bị được cấy ghép trong phẫu thuật cũng như một bộ xử lý âm thanh bên ngoài. Hai bộ phận này kết hợp với nhau để bỏ qua một phần tai trong bị tổn thương và kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác. Mục tiêu của phương pháp cấy ghép điện cực ốc tai là cung cấp âm thanh cho tai bị mất thính lực. Cấy ghép ốc tai điện tử thường được dùng cho người bị điếc sâu, điếc bẩm sinh…
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Các chuyên gia khuyên người bị điếc 1 bên tai nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, kali, magie… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Tập luyện thường xuyên: Luyện tập thể dục thể thao cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong và thần kinh thính giác. Tập luyện cũng cải thiện căng thẳng, mệt mỏi do điếc tai, nghe kém gây ra.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược: Trong tự nhiên, có rất nhiều thảo dược mang đến tác dụng tốt với người bị ù tai, nghe kém. Các thảo dược thường được sử dụng là: Cây cối xay, cẩu tích, thục địa, câu kỷ tử…

Cấy ghép ốc tai điện tử giúp khôi phục khả năng nghe ở trường hợp bị điếc sâu

Cấy ghép ốc tai điện tử giúp khôi phục khả năng nghe ở trường hợp bị điếc sâu

Giải pháp cải thiện điếc 1 bên tai phải nhờ thảo dược

Việc sử dụng thảo dược có thể mang đến hiệu quả với người bị ù tai, nghe kém. Tuy nhiên, việc sử dụng các thảo dược đơn thuần hiệu quả thường chậm. Dùng thảo dược cũng tốn khá nhiều thời gian nên ít người có thể thực hiện tới khi đạt hiệu quả.

Thấu hiểu điều này, năm 2013, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng câu kỷ tử, đan sâm, thục địa…

Sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe thính giác, cải thiện triệu chứng ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực hiệu quả, an toàn. Sau 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm ngày càng nhận được sự tin dùng của nhiều khách hàng trên mọi miền đất nước.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 95% người dùng nhận thấy hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Kim Thính.

Cây cối xay mang đến công dụng tốt với người bị ù tai, nghe kém

Cây cối xay mang đến công dụng tốt với người bị ù tai, nghe kém

Để tình trạng điếc một bên tai sớm được cải thiện, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là bạn nên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay đều đặn mỗi ngày để thính lực luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Bị điếc dẫn truyền có chữa khỏi được không?