Khi bị suy giảm thính lực tai trái, nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn lúc giao tiếp, đặc biệt là trong môi trường ồn ào. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy làm sao để tăng cường thính lực, cải thiện khả năng nghe? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Suy giảm thính lực tai trái là gì?

Suy giảm thính lực tai trái là tình trạng tai bên trái bị suy giảm khả năng nghe, khiến bạn khó tiếp nhận được âm thanh. Khi bị suy giảm thính lực tai trái, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như: Gặp khó khăn trong vấn đề hiểu lời nói của người khác khi ở môi trường đông đúc, nhiều tiếng ồn lớn; Khó có thể xác định được nguồn phát ra âm thanh; Gặp khó khăn khi nghe tiếng thì thầm, giọng nói của trẻ em hoặc tiếng chim hót; Không thể nghe thấy những âm thấp như giọng nói trầm hoặc tiếng động ở biên độ quá cao hay quá thấp; Luôn nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng vo ve, e e , u u ở bên trong tai.

Bất kỳ ai cũng có thể bị điếc tai, nghe kém, nhưng nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ: Có khoảng 15 - 20% người lớn tuổi bị nghe kém ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý là gần 50% số người bị nghe kém đều ở độ tuổi dưới 50. Tình trạng nghe kém, suy giảm thính lực tăng dần theo tuổi tác: Cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì lại có 1 người bị nghe kém; Tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50; 1/3 trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi trên 75.

Những nguyên nhân gây suy giảm thính lực tai trái

Biết được những nguyên nhân khiến tai trái bị suy giảm thính lực sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn như: Tiếng pháo nổ, tiếng làm việc ở công trình xây dựng, nghe nhạc với âm thanh lớn,… đều là những nguyên nhân có thể gây suy giảm thính lực một hoặc cả hai tai. 

- Do có khối u trong tai: Khi trong tai có khối u sẽ đè lên dây thần kinh thính giác có nhiệm vụ truyền dẫn âm thanh lên não, từ đó gây điếc tai, nghe kém. Thông thường, khối u ở bên nào sẽ gây suy giảm thính lực ở tai đó.

- Các nguyên nhân khác: Suy giảm thính lực tai trái có thể là kết quả do quá trình lão hóa. Một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến như: Viêm tai, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm,...

- Do gặp vấn đề về thận: Khi chức năng thận suy giảm, bạn cũng sẽ gặp tình trạng suy giảm thính lực. Điều này được lý giải là do chức năng thận có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe thính giác. Y học cổ truyền có câu: “Thận khai khiếu ở tai”, tức là khi chức năng thận kém sẽ gây ù tai, nếu kém quá sẽ gây điếc tai, nghe kém.

Cải thiện suy giảm thính lực tai trái bằng cách nào?

Suy giảm thính lực tai trái không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lý, sức khỏe, công việc của người bệnh. Nếu đang có thắc mắc về cách chữa suy giảm thính lực tai trái, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt: Thực phẩm giàu sắt có thể góp phần giúp giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, cung cấp đủ dưỡng chất cho tai, từ đó giúp cải thiện tình trạng nghe kém hiệu quả.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng đối với thính lực. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: Cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, hải sản,… sẽ giúp thính lực khỏe mạnh hơn.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thực phẩm chứa caffeine, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến quá mặn,… vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới cơ quan thính giác, khiến tình trạng nghe kém ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Không sử dụng tai nghe để nghe nhạc, nói chuyện điện thoại trong thời gian dài.

- Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

- Không lấy ráy tai bằng tăm bông hay đưa bất cứ vật cứng nào vào tai.

- Tập luyện thường xuyên có thể giúp suy giảm thính lực tai trái nhanh chóng được cải thiện.

Giải pháp cải thiện suy giảm thính lực hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực tai trái. Tùy vào từng nguyên nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc tăng tưới máu vi mạch và cung cấp oxy cho những tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, các chất chống oxy hóa, chống viêm nhiễm để nâng cao thính lực cho đôi tai. Theo y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai. Người bị điếc tai, suy giảm thính lực là do thận khí kém. Do đó, để cải thiện tình trạng điếc tai, nghe kém, cần dùng thêm các vị thuốc bổ thận. Ngày nay nhiều người đang tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện ù tai, nghe kém.

Sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử... giúp mang đến công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực. Sản phẩm dùng cho các đối tượng như: Người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ; Các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: Suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực.

Khi thính lực một bên tai suy giảm, lâu dần sẽ khiến khả năng nghe của tai còn lại bị ảnh hưởng theo. Chính vì vậy, bạn cần có hướng tăng cường khả năng nghe của tai hiệu quả. Đặc biệt, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược giống như cách nhiều người đã áp dụng thành công.