Viêm tai xương chũm là bệnh lý về tai khá phổ biến, có thể gặp ở cả người già và trẻ nhỏ. Cũng bởi vậy mà viêm tai xương chũm có nguy hiểm không luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau. Đừng bỏ lỡ!

Viêm tai xương chũm là gì?

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Xương chũm là loại xương xốp, chứa nhiều thông bào, trong đó có một thông bào lớn nhất được gọi là sào bào, đây là nơi hòm tai thông với xương chũm, điều này giải thích viêm xương chũm được bắt nguồn từ viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hay do sức đề kháng của cơ thể quá yếu trong trường hợp sau khi người mắc bệnh sởi, cúm..., trẻ suy dinh dưỡng, độc tính của vi khuẩn quá mạnh.

 

Viêm tai xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa. Quy trình viêm kéo dài không quá 3 tháng. Viêm xương chũm được chia làm hai loại là viêm tai xương chũm cấp tính và viêm tai xương chũm mạn tính.

Biểu hiện điển hình của bệnh viêm tai xương chũm là viêm mũi họng và viêm tai, đang có tiến triển giảm dần đột nhiên sốt cao trở lại, có thể kèm các triệu chứng khác như: Nôn, co giật, cứng gáy. Tại tai: Mủ trở nên đặc và nhiều thêm, đau tai tăng, lan xuống cổ và nửa bên đầu. Da trên bề mặt xương chũm sưng, đỏ, ấn đau. Viêm tai xương chũm cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng hoặc trở thành viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Viêm xương chũm có nguy hiểm không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo chuyên gia, viêm tai xương chũm không được điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng cho thính giác. Các chuyên gia giải thích, xương chũm có tác dụng bảo vệ tế bào lông nhỏ của tai, điều chỉnh áp lực vùng tai và bảo vệ xương thái dương trong quá trình chấn thương. Khi xương chũm bị viêm sẽ ảnh hưởng tới tế bào lông nhỏ có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh. Điều này khiến người mắc dễ bị ù tai, nghe kém, thính lực suy giảm.

Bên cạnh đó, khi tiến triển sang giai đoạn mạn tính, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt, làm méo mặt, áp-xe cổ hay áp-xe quanh họng. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

Cải thiện viêm tai xương chũm bằng cách nào?

Trước đây, điều trị viêm tai xương chũm mạn tính thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật khoét rộng xương chũm, kết hợp với điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân cùng với chống viêm. Ngày nay, với thế hệ kháng sinh đa dạng và hiệu quả, một số trường hợp viêm tai xương chũm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch, mở rộng lỗ dẫn lưu ở màng nhĩ có sự theo dõi chặt chẽ của chuyên gia.

 Thuốc nội khoa giúp cải thiện viêm tai xương chũm

Thuốc nội khoa giúp cải thiện viêm tai xương chũm

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, chuyên gia khuyên người bị viêm xương chũm nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể như:

- Giữ tai sạch sẽ và khô ráo. Có thể nhét bông gòn vào tai để hút chất dịch.

- Không để nước lọt vào tai khi tắm, hạn chế đi bơi để tránh làm nhiễm trùng tai, khiến tình trạng viêm tai xương chũm ngày càng nặng.

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm chống viêm như: Rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải, hạnh nhân, quả óc chó, cá hồi, cá thu, cá mòi…

- Tập luyện đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và tăng cường máu đến tai trong, từ đó tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém khi bị viêm tai xương chũm hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết viêm tai xương chũm có nguy hiểm không. Hãy điều trị sớm để bệnh không gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu đang bị viêm tai xương chũm, bạn hãy tìm cho mình phương pháp cải thiện càng sớm càng tốt nhé!