Chào chuyên gia. Tôi năm nay 64 tuổi. Gần đây, tôi nhận thấy 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ, âm thanh méo mó, nghe không rõ. Tôi đi khám thì bác sĩ nói đây là triệu chứng của tuổi già nên không cho thuốc uống. Xin hỏi, làm sao để tôi nghe rõ hơn, thưa chuyên gia? Tôi được con gái mua cho sản phẩm thảo dược có thành phần từ cây cối xay nhưng chưa dùng. Xin hỏi, tôi dùng sản phẩm này được không? - (Nguyễn Văn Bảy, Thái Nguyên)
Trả lời:

Chào bác!

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Trước tiên, có thể thấy, tình trạng 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ là dấu hiệu của nghe kém, suy giảm thính lực. Đây là tình trạng khá phổ biến ở người trên 55 tuổi.

Nghe kém ở người cao tuổi là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây điếc 1 hoặc hai bên tai ở người cao tuổi. Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất:

- Do tế bào lông trong ốc tai bị suy giảm: Những tế bào lông trong ốc tai chịu trách nhiệm kích hoạt các xung điện trong dây thần kinh thính giác, cung cấp tín hiệu âm thanh đến não. Ở người cao tuổi, tế bào lông bị lão hóa và suy giảm chức năng một cách tự nhiên. Điều này ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh và gây ra tình trạng điếc tai, nghe kém hay 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ ở người cao tuổi.

- Mắc các bệnh lý liên quan: Người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh lý như: Tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, chấn thương não,... Tất cả những bệnh lý này đều có thể ảnh hưởng tới thính giác và khiến khả năng nghe bị suy giảm.

- Sử dụng thuốc: Người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị bệnh, trong đó có một số loại dễ làm ảnh hưởng tới thính lực như: Thuốc dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm,...

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là bệnh lý về tai phổ biến. Nếu người cao tuổi mắc viêm tai giữa sẽ rất dễ khiến tai bị nghe kém, khó nghe.

- Mắc các bệnh về thận: Theo đông y, thận khai khiếu ra tai, tức là chức năng, sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực. Khi tuổi càng cao, chức năng thận càng suy giảm sẽ dễ gây điếc tai, nghe kém.

Nhận thấy 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ, làm sao để cải thiện?

Nếu đang nhận thấy 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ, tai nghe kém hơn, thính lực suy giảm, bác cần thay đổi một số thói quen và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

- Hạn chế nghe âm thanh lớn: Tiếp xúc với âm thanh lớn có thể khiến tình trạng nghe kém ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bác nên sống ở những nơi yên tĩnh, tránh xa âm thanh có cường độ cao, kích thích mạnh như: Tiếng sấm sét, tiếng máy bay,...

-  Không ăn các thực phẩm giàu chất béo: Thực phẩm giàu chất béo có thể khiến mỡ máu tăng, làm thành động mạch bị xơ vữa, kéo theo lượng máu và oxy cung cấp cho tai giảm, dẫn tới thính lực kém đi. Vì vậy, bác cần tránh ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, da động vật,…

- Không ngoáy tai: Ngoáy tai quá nhiều có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và khiến tình trạng nghe kém ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bác không nên tự lấy ráy tai tại nhà mà cần tới sự giúp đỡ của chuyên gia Tai Mũi Họng.

- Luyện tập thường xuyên: Tập luyện thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu đến tai, từ đó tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe hiệu quả. Bác có thể tập các môn thể thao như: Đi bộ, đạp xe, thiền,...

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Bên cạnh các phương pháp trên, bác có thể sử dụng sản phẩm mà con gái đã mua cho. Sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn cho sức khỏe nên bác có thể yên tâm sử dụng.

Chúc bác sức khỏe