Điếc đột ngột tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội và việc giao tiếp với người khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, có khoảng 85% trường hợp bị điếc đột ngột không rõ nguyên nhân (ISSHL), còn 15% còn lại thì do một số nguyên nhân sau đây.
1. Ngưng thở khi ngủ
Tham vấn một cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế lớn của Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người bị điếc đột ngột có nhiều khả năng trước đó đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Trong khi những người không bị mất thính lực không mắc chứng bệnh này.
Sự khác biệt tuyệt đối là nhỏ, có 1,7% những người khiếm thính đã ngưng thở khi ngủ, so với 1,2% những người không mất thính lực.
Qua khảo sát hồ sơ sức khỏe của 1 triệu người Đài Loan, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Đài Bắc cho biết: Gần 3.200 người được chẩn đoán mắc bệnh điếc đột ngột từ năm 2000 đến năm 2008. Trong tổng số 19.000 người, có 240 đã được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ trước lúc họ bị điếc đột ngột.
2. Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây điếc đột ngột tạm thời. Sau khi ngừng sử dụng thuốc, sức nghe sẽ được hồi phục. Tuy nhiên, nếu thuốc gây tổn hại đến các tế bào tóc hoặc thần kinh thính giác thì có thể gây điếc vĩnh viễn.
Những loại thuốc gây điếc đột ngột được mô tả như là thuốc độc hại đối với dây thần kinh sọ thứ 8. Chúng được dùng để ngăn chặn hoặc điều trị các bệnh nghiêm trọng như aspirin liều cao; thuốc hóa trị, xạ trị ung thư; thuốc điều trị, phòng ngừa sốt rét; thuốc kháng sinh aminoglycoside và thuốc lợi tiểu được sử dụng trong suy thận, suy tim.
3. Chấn thương
Chấn thương đầu và tiếp xúc với các vụ nổ cũng có thể khiến bạn bị điếc đột ngột tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tác động của chấn thương và tiếng ồn có thể khiến màng nhỉ bị thủng, tổn thương xương tai giữa hoặc gây tổn hại đến tai trong.
4. Loãng xương
Theo một báo cáo trong tạp chí của Hiệp hội Nội tiết lâm sàng Endocrinology & Metabolism, cuộc nghiên cứu cũng đã kiểm tra bệnh án của 10.660 người dân Đài Loan được chẩn đoán loãng xương từ những năm 1999 và 2008. Họ được so sánh với 31.980 người không có bệnh này. Bằng cách sử dụng hồ sơ bảo hiểm quốc gia, các nhà nghiên cứu đã phân tích có bao nhiêu người tham gia đã được chẩn đoán là bị điếc đột ngột vào cuối năm 2011.
Những người được chẩn đoán với loãng xương có nguy cơ bị điếc đột ngột cao hơn 1,76% so với nhóm không bị loãng xương.
5. Nhiễm trùng
Các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra như: viêm màng não, bệnh sởi, quai bị, herpes zoster (giời leo) có thể gây điếc đột ngột nếu chúng ảnh hưởng đến tai trong. Nếu bệnh nặng có thể gây điếc vĩnh viễn. Chỉ có tiêm chủng mới có thể ngăn chặn được các bệnh này.
6. Một số nguyên nhân khác.
Một vài nguyên nhân khác tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể gây điếc đột ngột, đó là:
- Bệnh Meniere (một bệnh ở tai trong)
- Neuromas Acoustic (khối u trên dây thần kinh thính giác) thường gây suy giảm thính giác từ từ, nhưng 10%-15% người mắc bệnh này thường bị điếc đột ngột. Ngoài ra, việc phẫu thuật loại bỏ khối u trên dây thần kinh thính giác cũng có thể gây điếc đột ngột.
- Đa xơ cứng có thể ảnh hưởng đến não, gây điếc nhưng thính lực thường tự phục hồi.
Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều điếc đột ngột hiệu quả!
Bệnh điếc đột ngột nếu không chữa trị trong khoảng thời gian nhất định có thể gây điếc vĩnh viễn. Vì thế, khi bỗng dưng bị điếc đột ngột, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên an toàn để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị điếc đột ngột như cách mà nhiều chuyên gia hàng đầu hiện nay khuyến cáo.
Trâm Anh