Nặng tai, tai nghe kém là tình trạng suy giảm khả năng nghe, gặp chủ yếu ở người trên 65 tuổi. Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, nhưng nặng tai kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây nặng tai là gì, làm thế nào để điều trị, phòng ngừa hiệu quả? 

Nặng tai là bệnh gì?

Nhiều người băn khoăn không biết nặng tai là bệnh gì. Theo chuyên gia, nặng tai không phải là bệnh mà là triệu chứng cảnh báo sức khỏe thính giác đang gặp vấn đề. Hay hiểu đơn giản hơn, nặng tai là hiện tượng tai giảm khả năng tiếp nhận và xử lý âm thanh, gây khó nghe, nghe kém, lãng tai. 

Một số dấu hiệu điển hình của hiện tượng nặng tai gồm:

  • Khó nghe hoặc không nghe được âm thanh, nhất là ở môi trường có nhiều tạp âm.
  • Không phân biết được sự khác biệt giữa các loại âm thanh.
  • Nghe thấy âm thanh lạ trong tai như tiếng nước chảy, tiếng muỗi vo ve, tiếng chuông reo.
  • Thường xuyên phải tăng âm lượng khi nghe nhạc, xem tivi.
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp hàng ngày.

AE-2810-28.jpg

Nặng tai là tình trạng giảm thính lực, thường gặp ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây nặng tai thường gặp

Theo thống kê trên tờ tạp chí The Gerontologist, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị mất thính giác, trong đó có đến 45% người độ tuổi từ 60 - 69 bị giảm thính lực, thậm chí hơn 90% người trên 80 tuổi gặp phải tình trạng tai nghe kém. Nói vậy để thấy, tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lãng tai, nghe kém. Ngoài ra, nặng tai còn là hệ lụy của một số nguyên nhân sau đây:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn lâu ngày: Bản chất của quá trình nghe là âm thanh từ bên ngoài di chuyển vào lỗ tai, lúc này màng nhĩ sẽ tạo ra rung động để tai tiếp nhận, xử lý âm thanh. Việc tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn, cấu trúc tai trong sẽ bị tổn thương, từ đó gây nặng tai, suy giảm thính lực.
  • Lạm dụng thuốc tây: Việc sử dụng thuốc tây liều cao, thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ làm giảm hoặc mất khả năng nghe. Một số thuốc mà bạn nên thận trọng bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc lợi niệu, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị rối loạn cương dương,...
  • Do bệnh lý: Một số bệnh viêm nhiễm nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm màng não làm tăng nguy cơ bị nặng tai, giảm thính lực. Bởi các bệnh này thường gây cản trở lưu lượng máu đến tai, từ đó làm gia tăng áp lực cho cơ quan thính giác, dẫn đến ù tai, nghe kém.
  • Ngoài ra, nặng tai còn có thể do chấn thương tai làm thủng màng nhĩ, vệ sinh tai không đúng cách,...

Tiếp xúc môi trường nhiều tiếng ồn lâu ngày gây nặng tai

Tiếp xúc môi trường nhiều tiếng ồn lâu ngày gây nặng tai

Cách chữa nặng tai hiệu quả

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, để giảm nặng tai hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Thuốc tây giúp giảm triệu chứng nặng tai

Thông thường, bệnh nhân nghe kém, ù tai, giảm thính lực sẽ được bác sĩ kê đơn các thuốc như tolazoline, hydrochloride, buflomedil, almitrine, bimesilate. Những thuốc này có tác dụng tăng cường oxy đến tai, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, thuốc còn giúp chống kết dịch tiểu cầu, hạn chế ứ dịch trong tai hiệu quả.

Mặc dù giúp cải thiện tình trạng ù tai, nghe kém khá hiệu quả, nhưng thuốc tây còn tiềm ẩn nhiều nguy hại với khỏe nếu lạm dụng hoặc sử dụng liều quá cao. Bởi vậy, bạn nên tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị nhé!

Cấy ốc tai điện tử giúp tai nghe tốt hơn

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp khắc phục tình trạng bị điếc nặng, điếc sâu. Phương pháp này sử dụng thiết bị điện tử có điện cực đưa vào ốc tai để thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị tổn thương. Thiết bị này sẽ tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não. Nhờ đó, người bệnh có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài.

Dù có hiệu quả nhưng phương pháp này chỉ áp dụng với người bị điếc sâu, phổ biến nhất là trẻ bị điếc bẩm sinh. Hơn nữa, cấy ốc tai điện tử cũng có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn như:

  • Cấy ốc tai điện tử là phương pháp khá an toàn, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể bị chảy máu, sưng tai, liệt mặt trong quá trình thực hiện.
  • Ốc tai điện tử dễ bị hỏng hóc khi gặp nước, vì vậy bạn phải tháo bỏ thiết bị này ra ngoài khi tắm, bơi lội.
  • Phương pháp cấy ốc tai điện tử có chi phí khá đắt đỏ, khoảng 200 - 700 triệu tùy từng trường hợp.

Cấy ốc tai điện tử giúp cải thiện thính lực, giảm nặng tai

Cấy ốc tai điện tử giúp cải thiện thính lực, giảm nặng tai

Giảm nặng tai nhờ sản phẩm thảo dược chứa cối xay

Bên cạnh các phương pháp điều trị nặng tai kể trên, một giải pháp được nhiều người áp dụng hiện nay là sản phẩm thảo dược chứa cây cối xay. Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, chiết xuất từ cây cối xay có tính kháng viêm tương đương hoạt chất diclofenac. Nhờ vậy, sản phẩm giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ cải thiện đau tai, ù tai, nặng tai do bệnh viêm nhiễm cực hiệu quả.

Ngoài cây cối xay, sản phẩm còn được bổ sung thêm các thành phần thảo dược như cốt toái bổ, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử,... Những dược liệu này tác động lên nguyên nhân sâu xa gây nặng tai là chức năng thận suy giảm, đồng thời tăng cường dưỡng chất cho tế bào thần kinh tai.

Ra đời hơn 10 năm, sản phẩm nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia đầu ngành và hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi dùng sản phẩm. Bởi vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng sản phẩm lâu dài để tăng cường thính lực.

Sản phẩm thảo dược chứa cây cối xay giúp giảm nặng tai, tai nghe kém

Sản phẩm thảo dược chứa cây cối xay giúp giảm nặng tai, tai nghe kém

Phòng ngừa nặng tai nhờ lối sống lành mạnh

Một số lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa tình trạng nặng tai hiệu quả. Dưới đây là các lời khuyên hữu ích mà bạn nên lưu lại để thực hiện:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện thính lực.
  • Tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm.
  • Không dùng vật cứng, sắc nhọn để lấy ráy tai. Bởi hành động này có thể vô tình làm tổn thương tai, thậm chí gây thủng màng nhĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng ồn như công xưởng, nhà máy để bảo vệ thính giác.
  • Thực hiện một số bài tập như hít thở sâu, liệu pháp tiếng ồn trắng để cải thiện khả năng nghe.
  • Không đeo tai nghe thời gian dài và không nghe nhạc với âm lượng quá lớn.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa tình trạng nặng tai

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa tình trạng nặng tai

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến tình trạng nặng tai mà bạn cần biết. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã nắm được nguyên nhân và cách khắc phục nặng tai. Để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm nhé!

Xem thêm: Cách cải thiện nghe kém ở người cao tuổi

Tham khảo:

https://www.healthdirect.gov.au/tinnitus

https://www.uhhospitals.org/Healthy-at-UH/articles/2021/03/tinnitus-one-possible-reason-your-ears-wont-stop-ringingv

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/tinnitus