Nặng tai là tình trạng phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà rất nhiều thanh thiếu niên cũng đang gặp phải. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng nhưng nếu chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lý và sức khỏe của người mắc. Vậy làm sao để cải thiện nặng tai hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây nặng tai
Nặng tai là tình trạng người bệnh bị suy giảm khả năng nghe xảy ra một cách dần dần. Nặng tai thường phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thống kê gần đây cho thấy, rất nhiều người trẻ tuổi cũng đang mắc phải tình trạng này. Hiện nay, nặng tai vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Chính điều này đã khiến nhiều người rơi vào trạng thái cô đơn, mặc cảm, cô lập với thế giới xung quanh, trầm cảm. Thậm chí, nhiều người còn có ý định tự tử vì nặng tai, điếc tai, nghe kém.
Tuổi tác là nguyên nhân gây nặng tai phổ biến nhất. Nhiều thống kê cho thấy, cứ 3 người ở độ tuổi từ 65 – 74 thì có 1 người gặp vấn đề về khả năng nghe. Sau tuổi 75, có tới 50% người già mắc phải tình trạng này. Lý do người cao tuổi dễ bị nặng tai là bởi khi về già, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục. Chuỗi xương nằm trong tai giữa cũng bị canxi hóa khiến khả năng dẫn truyền âm thanh suy giảm.
Ngoài ra, nặng tai còn do một số nguyên nhân như sau:
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây nặng tai, nghe kém. Những người làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, nhạc sĩ hoặc người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc là đối tượng dễ bị nặng tai hơn so với các đối tượng khác.
- Sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu,… cũng là những nguyên nhân gây nặng tai, suy giảm thính lực ở mọi đối tượng.
- Mắc các bệnh như: Bệnh tim, huyết áp và tiểu đường cũng tác động tiêu cực tới thính lực vì cản trở lượng máu đến tai, từ đó có thể gây nặng tai, nghe kém.
- Chấn thương, đặc biệt là nứt sọ hoặc thủng màng nhĩ, khiến bạn có nguy cơ bị nặng tai, nghe kém.
- Viêm nhiễm hay ráy tai cũng có thể khiến giảm khả năng nghe,…
Triệu chứng của nặng tai
Khi bị suy giảm thính lực, người mắc có thể sẽ nhận thấy những triệu chứng bất thường liên quan tới khả năng nghe như:
- Gặp khó khăn khi nghe qua điện thoại.
- Gặp khó khăn khi theo dõi cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người nói chuyện cùng một lúc.
- Luôn phải tăng âm lượng tivi ở mức cao.
- Cảm thấy khó khăn và lúc nào cũng phải tập trung mới có thể hiểu hết được cuộc trò chuyện.
- Gặp khó khăn khi nói chuyện ở môi trường ồn ào như trong một nhà hàng, đám cưới,…
- Có cảm giác bị ù tai, thấy tiếng kêu trong tai.
- Thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại những điều họ vừa nói.
- Hiểu sai những điều mọi người nói và không trả lời theo cách mong đợi.
- Khó hiểu khi nghe phụ nữ hay trẻ em nói chuyện;…
Cải thiện nặng tai bằng cách nào?
Thông thường, nếu nặng tai là do tiến trình lão hóa thì sẽ khó điều trị hơn các nguyên nhân khác. Ngoài ra, tùy thuộc vào các yếu tố gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị đúng, kịp thời. Hiện nay, có một số phương pháp điều trị nặng tai phổ biến, thường được áp dụng như:
- Loại bỏ ráy tai: Trong trường hợp nặng tai, suy giảm thính lực do sự tích tụ của ráy tai, bạn có thể tới cơ sở y tế, yêu cầu bác sĩ loại bỏ chúng. Thông thường, bạn sẽ nghe rõ hơn khi ráy tai được loại bỏ.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt: Bên cạnh các phương pháp điều trị như trên, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt điều độ có thể giúp khắc phục tình trạng nặng tai, nghe kém hiệu quả. Cụ thể, bạn nên thực hiện các thay đổi như sau:
+ Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, hạn chế sử dụng tai nghe, nghe nhạc với âm thanh cao độ thường xuyên.
+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho thính lực như: Kẽm, magie, kali,… Hạn chế sử dụng chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,…
+ Tập luyện đều đặn cũng là phương pháp giúp cải thiện điếc tai, nghe kém hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các bài tập như: Yoga, thiền định, đi bộ,… đều giúp mang lại những lợi ích nhất định.
+ Không sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu trong thời gian dài mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cải thiện nặng tai hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Điếc tai, nặng tai, suy giảm thính lực có thể gây nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của bạn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội phục hồi thính lực sẽ càng cao.
Theo các chuyên gia, để tăng thêm hiệu quả hỗ trợ điều trị, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường thính lực, cải thiện nặng tai, điếc tai.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu nặng tai là gì và các phương pháp điều trị phù hợp. Để cải thiện tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực, bạn nên tự thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt nhé!