Ryan Adams - ca sĩ, nhạc sĩ rock nổi tiếng của Mỹ đã trở lại sau một năm “vắng bóng” trên sân khấu để đối phó với chứng ù tai. Bí quyết của anh là gì?
Ryan Adams – Không chơi nhạc trong một năm để học cách sống chung với ù tai
Năm 2004, nhạc sĩ người Mỹ Ryan Adams bị rơi từ trên sân khấu xuống hố nhạc (là nơi dành cho dàn nhạc ngồi, nằm sâu xuống so với sân khấu để không che mất tầm nhìn của khán giả) tại nhà hát Royal Court của Liverpool và bị gãy cổ tay. Đó lý do anh phải hủy tour diễn và không thể gặp gỡ các fan của mình. Nhưng điều nhiều người không hề biết là anh đã phải vật lộn với chứng ù tai, chóng mặt và rắc rối khác từ năm 2000. Đối với Ryan Adams, các hợp đồng biểu diễn trở nên ngày càng khó khăn.
“Sợ sân khấu và một loạt những điều khác nữa là vấn đề đã xảy ra với cơ thể tôi”, Ryan Adams nói. Tôi thích được đứng trên sân khấu và chơi nhạc, nhưng cũng tại thời điểm đó, tôi sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Cuối cùng Adams được chẩn đoán mắc bệnh Meniere, một căn bệnh thoái hóa mà tấn công vào tai trong. Các triệu chứng bao gồm điếc, ù tai, vấn đề cân bằng, buồn nôn và chóng mặt.
Ryan Adams mất một năm để đối phó với tình trạng này. Anh đã không chơi nốt nhạc nào trong vòng một năm, đồng thời tìm cách điều trị để kiểm soát bệnh tật. Giờ đây, anh đã trở lại và cho biết, mình chỉ cần lưu ý một số điều để được biểu diễn trên sân khấu.
“Tôi đã không bị ảnh hưởng bởi bệnh Meniere trong một thời gian và tôi chắc chắn mình đang làm những thứ mà cơ thể chấp nhận được", Ryan Adams nói. Liệu pháp này cũng đã dạy anh cách đối phó với chứng ù tai của mình.
"Mặc dù bị nghe kém, nhưng tôi vẫn còn khoảng 50 hoặc 60% khả năng nghe ở bên tai trái. Tôi không nghĩ nhiều về nó, tôi chỉ nghĩ về việc mình sẽ làm bằng những điều tôi đang có”, anh nói.
Sản phẩm thảo dược – Giải pháp giúp giảm ù tai được nhiều người Việt Nam áp dụng
Chứng ù tai không chỉ là trường hợp của riêng Ryan Adams mà cũng là vấn đề nhiều người trên thế giới đang phải đối mặt. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 17% dân số thế giới bị ù tai với các mức độ khác nhau. Con số này ở Việt Nam cũng không hề nhỏ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng ù tai có lẽ là tiếng ồn. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa như: đeo chụp bảo vệ tai khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, học cách lắng nghe an toàn… thì để giảm bớt tiếng ù trong tai, nhiều người Việt Nam đang tin dùng các sản phẩm thảo dược chứa cối xay, cốt toái bổ, cẩu tích,...Giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực.
Mỹ Anh