Bình thường, khi nghe âm thanh ở mức 120dB - 140dB, bạn sẽ có cảm giác chói và đau ở tai. Tuy nhiên, có một số người nghe cường độ âm thanh chỉ ở mức 85 dB đã thấy chói tai không chịu được, đồng thời nghe kém với những âm thanh lớn và thường xuất hiện tiếng động lạ, ù tai liên tục. Đây có thể là dấu hiệu của suy giảm thính lực. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này trong bài viết sau để tìm cho mình cách khắc phục hiệu quả nhất!
Suy giảm thính lực là gì?
Suy giảm thính lực hay còn gọi là khiếm thính, được hiểu một cách đơn giản là khả năng nghe bị suy giảm. Suy giảm thính lực xảy ra khi có vấn đề với các bộ phận trong tai, dây thần kinh đến từ tai hoặc một phần của não điều khiển thính giác.
Thông thường, những người bị suy giảm thính lực sẽ không thể phân biệt được âm thanh có độ cao và khó nghe như tiếng thì thầm, tiếng nói của trẻ em hoặc tiếng chim hót... Nhiều người khác lại không thể nghe thấy tông thấp hơn như tiếng nói thì thầm... Cũng có không ít người gặp tình trạng khó khăn cả khi nghe những âm thanh cao hoặc thấp.
Đau nhức tai khi nghe tiếng ồn lớn – Biểu hiện của suy giảm thính lực
Đau tai khi nghe tiếng ồn lớn là hiện tượng không dung nạp với âm thanh, gây ra tình trạng đau, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng suy giảm thính lực.
Tình trạng này có thể khác nhau ở nhiều người. Ví dụ, một số người thấy tiếng động lớn vô cùng khó chịu, có người cảm thấy sợ hãi với tiếng động, trong khi nhiều người khác bị đau tai,...
Đau tai khi nghe tiếng ồn lớn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và khá phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này đôi khi chỉ là một mối phiền toái nhỏ nhưng cũng dễ tác động lớn đến cuộc sống của bạn. Lúc này, bạn sẽ gặp phải các vấn đề khi nghe thấy tiếng ồn lớn như:
- Cảm thấy không thoải mái;
- Che tai hoặc cố gắng tránh xa tiếng ồn;
- Cảm thấy tức giận, căng thẳng, đau đớn hoặc lo lắng mỗi khi bị tiếng ồn làm phiền.
Sợ âm thanh và tránh những tình huống ồn ào khiến bạn bị cô lập về mặt xã hội. Học tập, cuộc sống, công việc cũng có thể bị ảnh hưởng vì nó khiến bạn rất khó tập trung.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng khó chịu này sẽ biến mất theo thời gian một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có người bệnh cần được đánh giá và điều trị để cải thiện. Đau nhức tai kéo dài có thể sẽ khiến tình trạng suy giảm thính lực, điếc tai,... ngày càng trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng của suy giảm thính lực tới cuộc sống
Giống như bốn giác quan khác, thính giác đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Suy giảm thính lực gây trở ngại cho cuộc sống theo nhiều cách mà bạn có thể không nhận ra. Sau đây là tất cả những ảnh hưởng liên quan đến mất thính lực không được điều trị:
- Tránh hoặc rút khỏi các mối quan hệ xã hội: Suy giảm thính lực khiến người bệnh khó có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài. Người bị suy giảm thính lực dễ cảm thấy xấu hổ vì họ không thể theo dõi cuộc trò chuyện hoặc phải tiếp tục yêu cầu người khác lặp lại hay nói to hơn. Thay vì tìm cách đối phó tình trạng này, đại đa số người bệnh sẽ có xu hướng tránh những tình huống dẫn đến thất vọng và bối rối.
- Luôn sống trong cô đơn: Thực tế cho thấy, có rất nhiều người đang cố gắng tránh phải giao tiếp, nói chuyện với những người bị suy giảm thính lực. Điều này vô tình đã khiến người nghe kém cảm thấy thiếu tự tin, mặc cảm và dần trở nên cô lập với xã hội.
- Gây ra trầm cảm: Sự cô đơn và xa lánh của xã hội, lâu dần sẽ khiến người suy giảm thính lực bị trầm cảm. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, phổ biến.
- Tăng nguy cơ an toàn cá nhân: Không thể nghe thấy tiếng báo động khói, cảnh báo thời tiết khắc nghiệt,… có thể dẫn đến vấn đề mất an toàn nghiêm trọng cho người bị mất thính lực.
- Giảm hiệu suất công việc và sức mạnh kiếm tiền: Suy giảm thính lực có thể tác động tiêu cực đến sự nghiệp và thu nhập tài chính, khiến bạn đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp, mất việc cao hơn.
Phòng ngừa suy giảm thính lực bằng cách nào?
Để cải thiện tình trạng đau tai mỗi khi nghe thấy âm thanh lớn, bạn cần thực hiện theo các cách sau:
- Tránh tiếng ồn lớn như âm thanh từ xe máy, từ loa trong buổi biểu diễn, từ các dụng cụ như cưa hoặc máy khoan,…
- Giảm mức độ tiếng ồn trong cuộc sống bằng cách mua những đồ gia dụng và thiết bị có tiếng ồn thấp. Nếu những nơi bạn tới có tiếng ồn quá lớn như phòng tập, rạp chiếu phim, nhà hàng hay bất cứ nơi nào khác, hãy gặp quản lý khu vực đó và yêu cầu giảm tần số âm thanh xuống.
- Sử dụng các thiết bị bảo vệ tai như nút tai, chụp tai để hạn chế tiếp xúc với những âm thanh lớn.
- Nếu đang là người hút thuốc thì việc bỏ thuốc sẽ rất hữu ích để bảo vệ đôi tai của bạn. Nếu không hút thuốc, bạn cũng nên tránh việc hít phải khói thuốc thụ động.
- Chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng với người bị suy giảm thính lực. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, kali, magie vì chúng rất tốt cho đôi tai của bạn.
Ngoài những biện pháp tự nhiên như trên, các chuyên gia Tai – Mũi – Họng cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường thính lực, từ đó giúp khắc phục tình trạng đau tai mỗi khi nghe tiếng ồn lớn.
Đau tai khi nghe tiếng ồn lớn là biểu hiện bệnh không thể coi thường. Hãy áp dụng các cách như trên, đồng thời sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để phòng ngừa suy giảm thính lực một cách an toàn, hiệu quả, bạn nhé!
Minh Anh