Bạn hoặc người nhà mới đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị điếc hỗn hợp? Bạn đang băn khoăn vì không biết điếc hỗn hợp là gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện hiệu quả? Nếu đang có thắc mắc về vấn đề này thì hãy dành 3 phút để đọc ngay bài viết dưới đây và có cho mình câu trả lời chính xác nhất!
Điếc hỗn hợp là gì?
Điếc hỗn hợp là tình trạng người bệnh vừa bị điếc dẫn truyền lại vừa bị điếc tiếp nhận. Điếc dẫn truyền là tình trạng thính lực bị suy giảm, xảy ra khi âm thanh không được dẫn truyền đầy đủ qua ống tai ngoài tới màng nhĩ và chuỗi xương con trong tai giữa. Thính lực đồ của điếc dẫn truyền thường có dạng: Đường xương bình thường (không nhiều hơn 20Db HL), và đường khí bị giảm sút (nhưng không quá 60 dB HL).
Còn điếc tiếp nhận hay còn gọi là điếc thần kinh thính giác là tình trạng tai trong và dây thần kinh thính giác bị tổn thương, khiến âm thanh truyền đến tai không thể gửi tín hiệu lên não một cách đầy đủ.
Các triệu chứng của điếc hỗn hợp có thể khác nhau ở mỗi người. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể bị điếc từ nhẹ tới nặng. Khi bị điếc hỗn hợp, người mắc có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Ù tai, có những âm thanh lạ trong tai như: Tiếng u u, o o, e e…
- Gặp khó khăn khi giao tiếp trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn.
- Khó nghe âm thanh có cường độ cao.
- Luôn phải bật tivi ở mức âm lượng cao hơn bình thường.
- Đau tai khi nghe âm thanh lớn…
Nguyên nhân gây điếc hỗn hợp
Nguyên nhân gây điếc dẫn truyền và điếc thần kinh thính giác chính là nguyên nhân gây điếc hỗn hợp. Những nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Mắc bệnh viêm tai ngoài: Đây là bệnh thường gặp ở người thường xuyên đi bơi gây đau, sưng viêm nghiêm trọng trong ống tai và có thể làm suy giảm thính lực.
- Tổn thương xương: Sự tổn thương của các xương nhỏ trong tai sẽ khiến ống tai bị thu hẹp, làm cho ráy tai kèm nước dễ bị tắc nghẽn và gây điếc.
- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là bệnh lý về tai phổ biến. Viêm tai giữa không được điều trị sớm có thể khiến tổn thương cơ quan ở tai giữa và làm suy giảm khả năng nghe.
Viêm tai giữa dễ gây điếc tai, nghe kém
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn quá mức cũng là nguyên nhân gây điếc phổ biến. Điếc do tiếng ồn chủ yếu liên quan đến nghề nghiệp hoặc thói quen nghe nhạc với âm lượng quá lớn bằng tai nghe.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc được biết đến là nguyên nhân gây điếc tai như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư…
- Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh thính giác. Khi tuần hoàn máu kém, quá trình này sẽ bị gián đoạn và dẫn đến điếc tai, nghe kém.
- Mắc bệnh về thận: Theo đông y, thận khai khiếu ra tai, tức là chức năng, sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác. Do đó, khi bị suy giảm chức năng, thận sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, trong đó có điếc hỗn hợp.
Điều trị điếc hỗn hợp bằng cách nào?
Điều trị điếc hỗn hợp là một quá trình gồm nhiều bước. Vì cả hai dạng mất thính lực là điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận đều có mặt nên chúng phải được điều trị riêng biệt. Đầu tiên, bạn sẽ được chẩn đoán bằng cách sử dụng thính lực đồ hỗn hợp. Từ đó, các chuyên gia sẽ xác định nguyên nhân gây điếc của bạn. Những người bị điếc do có khối u sẽ được loại bỏ bằng thủ thuật. Nếu nguyên nhân gây điếc là do viêm nhiễm thì bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Điều trị điếc hỗn hợp bằng thuốc
Song song với đó, việc thực hiện một số phương pháp dưới đây có thể giúp tăng cường thính lực, cải thiện điếc hỗn hợp hiệu quả hơn:
- Bổ sung vitamin, khoáng chất: Một số vitamin và khoáng chất đã được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng tai và thính giác, hỗ trợ bạn thoát khỏi tình trạng nghe không rõ. Các chất dinh dưỡng tốt cho thính lực gồm có: Kẽm, magie, axit folic…
- Tăng cường tập luyện: Luyện tập giúp tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong, giúp thính lực khỏe mạnh và cải thiện tình trạng điếc tai, nghe kém hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các môn thể thao như: Yoga, thiền, đi bộ,… đều giúp mang đến nhiều lợi ích cho thính lực.
Tập luyện giúp cải thiện điếc tai, nghe kém
- Hạn chế sử dụng tai nghe, tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Để không khiến tình trạng điếc tai, nghe kém ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn chỉ nên dùng tai nghe khoảng 60 phút/ngày và không nghe quá 60% âm lượng. Nếu đang làm việc tại nơi có âm thanh lớn, bạn cần sử dụng nút bịt tai để không ảnh hưởng tới cơ quan thính giác.
- Không sử dụng bia, rượu: Nếu đang có thói quen sử dụng bia, rượu thì bạn nên dừng ngay thói quen này để tình trạng điếc tai sớm được cải thiện.