Bệnh này gặp rất nhiều ở các nước đang phát triển do chất lượng cuộc sống kém, sự chăm sóc về y tế cũng không tốt. Viêm tai giữa mạn tính là nguyên nhân chủ yếu gây nghe kém trong cộng đồng.
Phân loại:
- Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm: thường là tổn thương ở phần trước của tai giữa, lỗ thủng màng nhĩ thường ở trung tâm và không gây biến chứng nguy hiểm.
- Viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm: tổn thương thường ở phía sau của tai giữa, lỗ thủng ở rìa màng nhĩ và ở thượng nhĩ, thường đi kèm với tổn thương xương, tổ chức viêm hạt, cholesteatoma và có khả năng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, áp xe não…
Triệu chứng:
- Viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm:
+ Chảy dịch: thường là dịch loãng màu vàng nhạt, hoặc trong, hoặc dịch mủ nhầy không hôi.
+ Lỗ thủng thường ở trung tâm màng nhĩ
+ Thường không có tổ chức hạt, khong có polyp, không có cholesteatoma.
+ Tiên lương: Ít gây biến chứng nguy hiểm.
+ Đo thính lực đồ: thường là điếc dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.
- Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm:
+ Chảy dịch: dịch thối khẳn, có mùi hôi
+ Lỗ thủng ở thượng nhĩ hoặc ở rìa góc sau trên
+ Thường xuyên có nụ hạt, polyp và có thể có cholesteatoma.
+ Nghe kém dẫn truyền từ mức độ trung bình đến nặng, hoặc nghe kém hỗn hợp.
Điều trị viêm tai giữa mạn tính:
- Với viêm tai giữa không nguy hiểm các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hết viêm và phục hồi chức năng nghe.
+ Làm thuốc tai: mục đích là lấy hết dịch viêm và làm khô tai, có thể làm sach bằng tăm bông, hoặc ống hút tai, sau đó rửa sạch bằng nước muối, và làm khô tai bằng bông mềm.
+ Nhỏ tai: có thể nhỏ thuốc có chứa kháng sinh như: Neomycin, polymycin…hoặc nhỏ thuốc có thêm corticoid chống viêm. Lưu ý vì có thể có hiện tượng kháng thuốc hoặc một số thuốc có thể gây độc cho tai nên cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
+ Dùng kháng sinh toàn thân: có thể bằng đường uống hoặc tiêm truyền.
+ Bệnh nhân cần giữ vệ sinh không đẻ nước vào tai trong khi tắm, khi bơi lội và gội đầu. Bệnh nhân có thể dùng nút tai khi bơi.Xì mũi mạn cũng cần phải tránh vì có thể làm cho viêm nhiễm từ mũi, vòm vào trong tai.
+ Phẫu thuật lọai bỏ nguyên nhân gây viêm tai: như cắt amidan, nạo VA, phẫu thuật xoang…
+ Với Polyp và tổ chức viêm hạt chỉ nên loại bỏ khi phẫu thuật không nên lấy đi trong khi làm thuốc tai vì tổ chức viêm này có thể bám vào xương bàn đạp, thần kinh mặt hoặc ống bán khuyên ngoài và do đó có thể dẫn đến liệt mặt hoặc viêm mê nhĩ.
+ Phẫu thuật phục hồi chức năng nghe bao gồm: vá nhĩ để ngăn chặn viêm nhiễm từ ngoài vào. Phục hồi chức năng nghe bằng cách tái tạo hệ thống xương con nếu hệ thống xương con bị gián đoạn hoặc bị tiêu mất một phần.
- Với viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm: Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc, thường điều trị theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: loại bổ hết tổ chức viêm: niêm mạc và xương viêm, nếu có cholesteatoma thì cũng phải loại bỏ hết.
+ Giai đoạn 2: phẫu thuật phục hồi chức năng nghe cho bệnh nhân: gồm vá màng nhĩ, tái tạo hệ thống xương con.
Viêm tai giữa mạn tính là bệnh chủ yếu gây nghe kém ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh nhân có thể cải thiện được sức nghe nếu được phát hiện và điều trị đúng. Khi một bệnh nhân có biểu hiện chảy tai, nghe kém, ù tai tái phát nhiều đợt cần đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám để xác định bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh để có hướng điều trị đúng đắn, tránh được những biến chứng nguy hiểm và phục hồi được chức năng nghe để nâng cao chất lượng cuộc sống