Khi bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi bệnh này rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hiện nay, bên cạnh các thuốc đang được sư
Những thông tin về bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng tai giữa bị tổn thương do vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa là đau tai, sau đó chảy nước trong tai và sức nghe giảm. Ngoài ra, có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt. Có trường hợp sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…
Viêm tai giữa là bệnh về tai phổ biến
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: Viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm amidan… Ở nước ta hiện nay, có tới 4% dân số bị viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề về thính lực, thậm chí gây điếc hoàn toàn không thể phục hồi.
Người bị viêm tai giữa uống thuốc gì?
Để giải đáp cho thắc mắc: Bị viêm tai giữa uống thuốc gì, các chuyên gia cho biết, những thuốc thường được sử dụng nhất là:
1. Thuốc kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu được sử dụng điều trị viêm tai giữa, nhất là ở giai đoạn cấp tính. Nhóm thuốc này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các khuẩn gây bệnh, từ đó cải thiện nhiễm trùng, phục hồi thính lực.
Khi dùng kháng sinh, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc, dùng không đúng liều dễ gây nhờn thuốc, khiến bệnh ngày càng khó điều trị.
2. Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt nhẹ. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế sinh tổng hợp prostaglandin – một thành phần trung gian kích thích phản ứng viêm.
Tuy nhiên, không sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho trường hợp bị rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày tiến triển, tiền sử xuất huyết dạ dày,… Một số thuốc chống viêm không steroid được dùng phổ biến như: Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen,…
Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm triệu chứng viêm tai giữa
3. Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng phổ biến nhất là Paracetamol. Nhóm thuốc này có khả năng hạ sốt và giảm đau nhẹ. Paracetamol khá an toàn nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Với những trẻ hay nôn mửa sau khi uống, bạn có thể dùng thuốc dạng đặt trực tràng hoặc cốm pha hương trái cây để thay thế viên uống thông thường. Khi dùng Paracetamol, cần tránh dùng đồng thời với đồ uống chứa cồn.
4. Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai cho bệnh nhân viêm tai giữa được chia thành 2 nhóm chính (thuốc nhỏ tai cho trường hợp không thủng màng nhĩ và trường hợp viêm tai giữa đã thủng màng nhĩ). Với trường hợp không thủng màng nhĩ (giai đoạn xung huyết), bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc nhỏ tai có khả năng sát khuẩn, giảm đau (otipax, cồn boric,…) và thuốc nhỏ tai chống viêm, kháng sinh (polydexa, cortiphenicol,…).
Thuốc nhỏ tai giúp cải thiện viêm tai giữa
Trong trường hợp thủng màng nhĩ (giai đoạn viêm tai giữa vỡ mủ), những loại thuốc nhỏ tai kháng sinh có độ an toàn cao như effexin và rifamycin sẽ được chỉ định. Ở giai đoạn này, bạn cần sử dụng thuốc và chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi và làm lành màng nhĩ bị tổn thương. Tránh tình trạng tự ý rắc thuốc bột vào tai khiến màng nhĩ bị thủng vĩnh viễn.
Nếu đang bị viêm tai giữa, bạn hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh sớm cải thiện.