Giảm thính lực là tình trạng bạn không nghe thấy rõ âm thanh từ môi trường xung quanh gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Ù tai, nghe không rõ là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn bị giảm thính lực. Tìm hiểu thêm thông tin về giảm thính lực sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân khiến thính lực bị suy giảm
Suy giảm thính lực còn gọi là nghe kém. Đây là vấn đề đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Có nhiều yếu tố dẫn đến thính lực giảm. Các chuyên gia chia ra thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thường gặp và nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân gây giảm thính lực thường gặp
Các nguyên nhân phổ biến khiến thính lực bị suy giảm thường được biết đến là:
- Tuổi tác: Nhiều thống kê cho thấy, thính lực giảm tỷ lệ thuận với độ tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ giảm thính lực càng lớn. Các chuyên gia giải thích, ở người cao tuổi, các tế bào thần kinh thính giác bị thoái hóa dẫn đến giảm thính lực. Hầu hết, người trên 60 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm thính lực.
- Tiếng ồn lớn: Tiếng ồn lớn được xem là nguyên nhân phổ biến liên quan đến các vấn đề về thính giác. Những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn thời gian dài dễ bị suy giảm thính lực.
- Tiền sử gia đình: Các báo cáo chứng minh rằng, thính lực suy giảm cũng thường xảy ra ở những người có tiền sử gia đình bị rối loạn thính giác.
- Các thuốc gây độc cho tai: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị các loại bệnh khác, người bệnh cũng có thể gặp những tác dụng không mong muốn. Giảm thính lực được ghi nhận là tác dụng phụ tiềm ẩn của các loại thuốc như: Kháng sinh, lợi tiểu,...
- Mắc các bệnh lý như: Chấn thương ở tai hoặc chấn thương ở đầu; Một số bệnh như Meniere; Các bệnh nhiễm trùng tai như: Viêm tai, viêm tai giữa cấp hoặc mạn; U thần kinh tai cũng có thể là nguyên nhân khiến thính lực của bạn ngày càng suy giảm.
- Có một số thói quen xấu: Một số thói quen không tốt liên quan đến thính lực của tai như: Sử dụng tai nghe kém chất lượng, lấy ráy tai không đúng cách. Việc sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân khiến tai nghe kém, khiếm thính.
Giảm thính lực do lấy ráy tai không đúng cách
Nguyên nhân sâu xa gây suy giảm khả năng nghe
Mặc dù có nhiều yếu tố gây suy giảm thính lực nhưng nguyên nhân sâu xa được xác định là do tuần hoàn máu kém (theo tây y) và chức năng thận suy giảm (theo đông y).
- Theo quan điểm của y học hiện đại thì điếc tai, nghe kém chủ yếu do tuần hoàn máu kém. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho biết, tuần hoàn máu giúp mang oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể. Mạch máu ở tai trong cũng vậy. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến thần kinh thính giác không đủ dưỡng chất hoạt động. Điều này ảnh hưởng lớn tới khả năng truyền âm thanh từ tai lên não và gây nghe kém, điếc tai.
- Theo đông y thì tai là cửa ngõ của tạng thận. Thận có khỏe thì tai mới nghe tốt. Do đó, giảm thính lực được xem là biểu hiện điển hình của chức năng thận suy giảm. Cũng bởi vậy mà các thầy thuốc đông y luôn hướng tới mục tiêu tăng cường chức năng thận khi điều trị điếc tai, nghe khó.
Triệu chứng giảm thính lực
Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng suy giảm thính lực là nghe không rõ. Bạn cũng thường xuyên phải hỏi đi hỏi lại những điều người khác vừa nói, cảm thấy khó chịu ở tai. Các triệu chứng khác có thể kể tới như:
- Ù tai một bên hoặc hai bên tai.
- Đau tai, tai đau nhức, khó chịu khi nghe tiếng ồn lớn.
- Phải mở tivi hoặc nghe nhạc với âm lượng lớn hơn nhiều so với mức bình thường.
- Khó nghe khi nói chuyện qua điện thoại.
- Khó bắt kịp các cuộc trò chuyện, đặc biệt khi nói chuyện với nhiều người hoặc ở môi trường ồn ào.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng vì phải tập trung nghe.
- Tai cảm thấy ngứa ngáy, cảm giác như bị bít, nghẹt.
- Khó nghe trong môi trường có tiếng ồn lớn hoặc thay đổi áp suất (trời lạnh, đi máy bay).
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra các dấu hiệu trên để biết có bị giảm thính lực hay không. Đôi khi người khác có thể nhận thấy những triệu chứng bất thường về thính lực của bạn. Do đó, nếu được nhắc nhở về thính giác thì bạn hãy tìm hướng cải thiện sớm.
Ù tai là triệu chứng của suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực có thể chữa được không?
Suy giảm thính lực là tình trạng không gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, kịp thời, bệnh sẽ gây cản trở tới giao tiếp và cuộc sống của người bệnh.
Theo chuyên gia, suy giảm thính lực có thể chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do mắc các bệnh ở tai như: Viêm tai, u dây thần kinh thính giác, thủng màng nhĩ... thì có thể phục hồi khi bệnh lý nguyên nhân được điều trị.
Trong trường hợp giảm thính lực do tuổi tác, di truyền… thì khả năng phục hồi sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình phương pháp chữa trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị giảm thính lực
Như phần trên chúng tôi vừa đề cập, việc điều trị giảm thính lực càng sớm sẽ càng có hiệu quả. Dưới đây là các cách điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị giảm thính lực bằng thuốc
Thực tế hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị giảm thính lực. Các thuốc chủ yếu thường để điều trị các bệnh lý nguyên nhân. Trong đó, thuốc tăng tuần hoàn máu não thường được các bác sĩ chỉ định:
- Cinnarizin: Thuốc thường được chỉ định để điều trị ù tai, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Thuốc cũng giúp tăng oxy lên não và các cơ quan xung quanh, trong đó có tai, từ đó giúp cải thiện tình trạng giảm thính lực.
- Ginkgo biloba: Giúp tăng cường máu lên não, duy trì hoạt động bình thường của động mạch. Nhờ đó, Ginkgo biloba giúp cải thiện thiện tình trạng suy giảm thính lực do tuần hoàn máu kém hiệu quả.
Châm cứu điều trị giảm thính lực
Châm cứu là phương pháp điều trị dựa theo nguyên lý y học cổ truyền Trung Quốc. Phương pháp này sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Để châm cứu chữa suy giảm thính lực, bác sĩ dùng kim châm vào những vị trí quan trọng xung quanh tai.
Tuy nhiên, châm cứu không giúp chữa điếc tai, nghe kém trong tất cả các trường hợp. Nếu muốn áp dụng phương pháp điều trị này, bạn phải chọn lựa địa chỉ uy tín, bác sĩ có tay nghề để có hiệu quả cao nhất.
Điều trị giảm thính lực bằng châm cứu
Cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bằng sản phẩm thảo dược
Ngoài việc điều trị bằng những cách trên, các chuyên gia khuyên người bị nghe kém nên sử dụng thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường thính lực. Trong các sản phẩm đó, không thể không nhắc tới sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay.
Từ nhiều đời nay, cây cối xay có tác dụng tốt với người bị ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực. Nghiên cứu tại Ấn Độ đã chứng minh, cây cối xay chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac. Nhờ đó, thảo dược này thường được sử dụng để trị ngứa tai, đau tai, nghe kém, ù tai do viêm nhiễm ở tai.
Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cây cối xay, kết hợp với vảy ốc, cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm,... Sản phẩm vừa giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu đến tai (theo nguyên nhân tây y) vừa giúp tăng cường chức năng thận (theo quan điểm của đông y). Sản phẩm còn được nhiều người lựa chọn không chỉ bởi hiệu quả mà còn về vấn đề tiện lợi trong quá trình sử dụng với dạng bào chế viên nén tiện dụng, dễ uống.
Cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bằng sản phẩm có thành phần từ cây cối xay
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần phải biết về tình trạng giảm thính lực. Nếu bạn còn bất kỳ thắc nào về vấn đề trên hoặc cần biết thêm thông tin về sản phẩm có nguồn gốc từ cây cối xay giúp cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, hãy để lại lời nhắn để nhận được lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo