Xơ cứng tai là một nguyên nhân gây suy giảm thính lực khá phổ biến. Bệnh thường tiến triển chậm nên khi bạn phát hiện thì đã muộn, dẫn tới thính lực bị suy giảm trầm trọng. Do đó, phát hiện và điều trị bệnh sớm là cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai và phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả.
Xơ cứng tai – Nguyên nhân gây suy giảm thính lực có thể bạn chưa biết!
Xơ cứng tai là một quá trình thay đổi bất thường của xương gần tai giữa. Các xương này có chức năng quan trọng là dẫn truyền âm thanh. Bệnh xơ cứng tai là nguyên nhân mất thính lực phổ biến nhưng không phải ai cũng biết tường tận.
Thông thường, âm thanh từ màng nhĩ được chuyển đi qua chuỗi xương trong tai giữa. Tuy nhiên, khi bị xơ cứng tai, một phần âm thanh sẽ không được truyền qua chuỗi xương này và không đến được tai trong. Bệnh thường khởi đầu ở một tai, nhưng sau đó sẽ ảnh hưởng lên cả hai tai. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì đây có thể là nguyên nhân điếc tai vĩnh viễn.
Mất thính lực dần dần có thể bắt đầu trong độ tuổi từ 15 - 45. Hầu hết những người trải qua chứng xơ cứng động mạch đều có khuynh hướng di truyền. Nếu một trong các bậc cha mẹ bị chứng xơ cứng tai, có 25% cơ hội truyền bệnh cho đứa trẻ, và nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh, nguy cơ này lên tới 50%. Đây là nguyên nhân gây suy giảm thính lực khó phòng tránh.
Xơ cứng tai là nguyên nhân điếc tai khá phổ biến hiện nay. Các triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, ù tai, nghe kém hoặc vấn đề về cân bằng. Ù tai là một tình trạng biểu hiện có những âm thanh lạ trong tai và nó thường đi kèm với mất thính lực.
Khi bắt đầu thấy có dấu hiệu bị mất thính lực, bạn nên gặp chuyên gia tai mũi họng để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh sớm. Bạn có thể phải làm xét nghiệm thính lực. Tùy thuộc vào kết quả, các bác sĩ có thể gợi ý cách điều trị phù hợp nhất.
Mức độ nghiêm trọng của suy giảm thính lực sẽ quyết định phương pháp điều trị. Nếu mất thính lực ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị một máy trợ thính cũng như quan sát liên tục. Họ có thể kê toa natri florua, để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật cắt bỏ xương.
Cắt bỏ xương là một thủ thuật được thực hiện trong ống tai với kính hiển vi. Tùy vào mức độ bệnh mà toàn bộ hoặc một phần của xương được lấy ra và thay thế bằng bộ phận giả. Phẫu thuật có tỷ lệ thành công 90%. 1% số ca phẫu thuật có thể dẫn đến suy giảm thính lực trầm trọng hơn.
Vì vậy, nếu bạn đang không biết nguyên nhân gây suy giảm thính lực là gì, hãy tìm tới một bác sĩ chuyên khoa uy tín. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng tai thì cần điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện bệnh và phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả.