Hiểu hết những thông tin về điếc tai, nghe kém sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao hơn. h. Vậy điếc tai, nghe kém là gì? Nguyên nhân do đâu ? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Điếc tai, nghe kém là gì?
Điếc tai là tình trạng người bệnh bị suy giảm thính lực, không còn nghe rõ những âm thanh ở xung quanh. Bạn có thể bị điếc ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc điếc nặng. Với người bị điếc nặng, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và phải giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Bất kỳ ai cũng có thể bị điếc tai nhưng nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Khoảng 10% dân số thế giới bị điếc tai, nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết những người bị điếc không thể phân biệt được các âm nhẹ và âm cao. Người mắc cũng gặp khó khăn khi nghe tiếng thì thầm, giọng nói của trẻ em hoặc tiếng chim hót. Những người khác không thể nghe thấy âm thấp, như giọng nói trầm hoặc tiếng động ở biên độ quá cao và quá thấp.
Nguyên nhân gây điếc tai, nghe kém là gì?
Điếc tai tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người mắc. Dưới đây là những yếu tố gây điếc tai, nghe kém phổ biến nhất.
- Do sử dụng thuốc điều trị: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc hóa trị,… có thể làm tăng nguy cơ bị điếc tai.
- Do chấn thương:Gặp phải các chấn thương, chẳng hạn như: Thủng màng nhĩ, sọ bị vỡ, hoặc thay đổi áp suất không khí cũng có thể là nguyên nhân gây điếc tai.
- Do tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người ở độ tuổi từ 65 – 75 bị điếc tai, nghe kém, trong đó có gần một nửa trường hợp bị điếc ở mức độ nghiêm trọng.
- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây điếc tai, nghe kém. Tác nhân phổ biến là tiếng ồn ở nơi làm việc như: Tiếng xe cộ, tiếng máy móc, dụng cụ làm việc,…
- Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân gây điếc tai khác bao gồm: Bệnh Meniere, tiếp xúc với một số hóa chất độc hại trong thời gian dài; một số bệnh lý như: Thận yếu, viêm màng não, quai bị, cytomegalovirus và thủy đậu, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai,... cũng có thể gây ra điếc tai.
Phân loại điếc tai, nghe kém
Điếc tai có nhiều mức độ khác nhau như điếc nhẹ, điếc trung bình và điếc sâu. Tình trạng điếc hoàn toàn có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dựa theo cấu tạo giải phẫu và chức năng tai, điếc phân làm 3 loại gồm: Điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận và điếc hỗn hợp.
Điếc dẫn truyền: Điếc dẫn truyền thường là hậu quả của tình trạng tổn thương tai ngoài và tai giữa. Khi đó, hệ thống dẫn truyền âm thanh gồm: Vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương nên không làm tròn chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào tai trong.
Điếc tiếp nhận: Là tình trạng các bộ phận dẫn truyền hoạt động bình thường nhưng tai trong bị tổn thương, dẫn đến âm thanh truyền đến tai không được tiếp nhận và truyền tín hiệu lên não. Tình trạng này thường ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể bị điếc hoàn toàn. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, những người phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn khiến tế bào trong ốc tai bị tổn thương.
Điếc hỗn hợp: Điếc hỗn hợp mang đặc điểm của cả hai thể trên, bao gồm tổn thương ở tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khởi đầu của điếc thường xuất hiện ù tai, tiếng kêu giống như tiếng dế, còi rít hoặc chuông ngân. Hiện tượng chóng mặt có thể đi kèm với điếc nhưng không thường xuyên.