Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng tai giữa bị viêm mạn tính. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Người bị viêm tai mạn tính có cholesteatoma thường có biểu hiện tai bị chảy mủ kéo dài. Hiện nay, có nhiều cách để điều trị viêm tai giữa mạn tính cả bằng nội khoa và ngoại khoa.
Viêm tai giữa có cholesteatoma là gì?
Khối cholesteatoma thường khu trú đầu tiên ở vùng thượng nhĩ, sau đó nó ăn mòn và phá hủy các cấu trúc xương con, rồi lan rộng ra, có thể gây viêm mê nhĩ với biểu hiện ù tai, mất thăng bằng, chóng mặt... Trường hợp nặng gây ra các triệu chứng như: Sốt cao, buồn nôn, đau đầu, cứng gáy,... thậm chí có thể dẫn tới hôn mê, tử vong.
Khối cholesteatoma cũng có thể lan rộng ra sau, phá huỷ cấu trúc tế bào xương chũm, lây lan ra tĩnh mạch bên, tiểu não hoặc ra phía ngoài,... gây các tình trạng viêm tai xương chũm.
Ngoài những biểu hiện của tình trạng viêm tai giữa mạn tính như: Chảy mủ tai kéo dài, nghe kém..., viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma còn có một số dấu hiệu đặc biệt khác như:
- Nghe kém rõ rệt do khối cholesteatoma lớn gây cản trở quá trình tiếp nhận âm thanh.
- Tai chảy mủ, có mùi hôi, thối. Trường hợp điển hình có thể thấy mủ lổn nhổn như bã đậu.
Việc thăm khám sớm, kỹ lưỡng sẽ giúp đánh giá tiên lượng tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa có cholesteatoma
Cholesteatoma có thể phá hủy xương nhanh, mạnh nên dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, sức nghe giảm rõ rệt, thậm chí có thể khiến người mắc bị điếc vĩnh viễn. Chính vì vậy, trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma phải được thăm khám định kỳ thường xuyên.
Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma
Mục đích trong điều trị viêm tai giữa mạn tính là kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, loại bỏ các dịch ứ đọng trong tai giữa để khôi phục khả năng nghe, cải thiện tốt tình trạng điếc tai, nghe kém.
Việc sử dụng kháng sinh sai cách sẽ dẫn đến các triệu chứng bệnh không rõ ràng, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Bệnh có thể kéo dài, khó phát hiện. Người mắc viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma cần được điều trị tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để có kết quả tốt nhất.
Bạn cũng cần lưu ý tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để mang đến kết quả chữa trị cao, tránh biến chứng nguy hiểm.
Điều trị nội khoa
- Người bệnh cần sử dụng thuốc nhỏ tai để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng trong tai. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già 6 - 10 đơn vị nhỏ vào tai, hút rửa và sau đó lau khô.
- Nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh như: Neomycin, Polymyxin, Chloromycetin hoặc Gentamycin. Có thể phối hợp với steroids để kháng viêm. Nhỏ tai 2 - 4 lần/ngày. Dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu nhiễm vi khuẩn Pseudomonas.
- Thuốc kháng sinh có loại dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm), sử dụng trong các đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính nhưng phải rất hạn chế.
- Điều trị các bệnh ở mũi, họng đi kèm với bệnh viêm tai giữa.
- Trong thời gian điều trị, bạn nên cố gắng tránh để nước vào tai trong khi bơi lội, gội đầu,…
Điều trị ngoại khoa
Đối với các biến chứng của cholesteatoma cần phải được phẫu thuật thì bác sĩ sẽ lấy bỏ hết cholesteatoma và ổ nhiễm trùng trong tai.
Trong trường hợp cần phải tái tạo lại tai giữa để khôi phục chức năng nghe, bác sĩ sẽ thực hiện sau phẫu thuật này từ 6 - 12 tháng. Sau khi xuất viện, bạn cần tái khám định kỳ và vệ sinh vết mổ cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, phòng ngừa nguy cơ suy giảm thính lực nhờ sản phẩm thảo dược
Viêm tai giữa mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây điếc tai, nghe kém và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh phương pháp điều trị chuyên khoa, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng bảo vệ thính lực, ngăn ngừa điếc tai, nghe kém hiệu quả.