Viêm tai giữa mạn tính là một trong những bệnh lý viêm nhiễm ở tai phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Vậy viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không và làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Nếu đang có băn khoăn giống như vậy thì mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Viêm tai giữa mạn tính là khi tình trạng viêm tại tai giữa xảy ra trong thời gian trên 12 tuần. Người bệnh không thấy cải thiện kể cả khi đã sử dụng thuốc. Tình trạng này có thể khiến tai bị thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc trong tai giữa và xương chũm.

Viêm tai giữa thường gây ra bởi các tác nhân virus, vi khuẩn hay nấm. Đôi khi, người bệnh bị cảm lạnh, dịch nhầy nhiều, vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống họng được, dịch nhầy bị ứ đọng lại trong tai giữa, tạo điều kiện cho vi trùng xâm lấn, gây biến chứng viêm tai giữa. Viêm tai giữa cũng có thể do chấn thương, do áp lực.

Khi bị viêm tai giữa mạn tính, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như: Đau nhức tai, ngứa tai, tai có mùi hôi, chảy mủ trong tai. Tình trạng này gây khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa mạn tính không quá nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là thính lực của người mắc. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh viêm tai giữa mạn tính sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. 

Giai đoạn đầu, người bệnh bị viêm tai giữa mạn tính thường chảy mủ tai từng đợt, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối. Lúc này, chức năng thính lực chưa bị ảnh hưởng.

Càng về sau, tình trạng chảy mủ tai kéo dài liên tục, mủ đặc, màu xanh thối. Đồng thời, sức nghe bắt đầu giảm dần. Người bệnh nhận thấy triệu chứng đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị ảnh hưởng.

Đến giai đoạn muộn, nghe kém tăng lên vì tổn thương toàn bộ đường dẫn truyền, gây hệ quả là gây điếc tai, nghe kém ở một hoặc cả 2 bên tai. Đau tai từng đợt rất dữ dội. Điểm đau nằm sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt.

Nếu tình trạng này kéo dài, viêm tai giữa mạn tính sẽ gây biến chứng nghiêm trọng như:

- Điếc hoàn toàn ở bên tai bị tổn thương. Lỗ thủng màng nhĩ vĩnh viễn không lành, chuỗi xương con bị phá hủy.

- Khi viêm nhiễm lan rộng, các cơ quan lân cận cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây chóng mặt do tổn thương hệ thống tiền đình, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, viêm xương chũm, viêm não – màng não, áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não... có thể ảnh hưởng tới tính mạng

Cải thiện viêm tai giữa mạn tính bằng cách nào?

Khi bị viêm tai giữa dẫn đến nghe kém, suy giảm thính lực, bạn cần có những biện pháp chăm sóc thiết thực để tình trạng nhanh chóng được cải thiện. Bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:

- Không cho tay vào tai, không đưa tay gãi phần xung quanh tai. Nhờ người nhà dùng đèn pin kiểm tra lỗ tai xem có các biểu hiện chảy mủ bên trong hay không. Nếu tai bị chảy mủ, bạn cần làm sạch tai bằng cách dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.

- Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài vì điều này có thể gây tổn thương tai, làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và khiến mức độ suy giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng.

- Không tự ý dùng các loại dung dịch nhỏ tai, thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của thầy thuốc. 

- Không nghe nhạc quá lớn, bật tivi quá to,... sẽ tác động đến khả năng nghe.

- Bạn nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm. Một chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

- Vệ sinh vùng tai hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây viêm ống tai, khiến tình trạng suy giảm thính lực ngày càng nặng hơn.

- Bạn có thể rửa tai bằng nước muối sinh lý theo cách sau: Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào tai rồi nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ nhàng phần ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra.