Điếc tai là vấn đề có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ sơ sinh, người trưởng thành hay người già. Điếc tai không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe cũng như đời sống thường ngày của người bệnh.

Vậy điếc tai là gì, nguyên nhân và dấu hiệu bị điếc tai như thế nào? Làm sao để chữa điếc tai an toàn và hiệu quả? Toàn bộ những thông tin trên sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu bệnh điếc tai là gì?

Điếc tai hay mất thính lực, khiếm thính, là tình trạng tai của bạn không thể nghe một phần hay toàn bộ âm thanh. Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hơn 5% dân số trên toàn thế giới (khoảng 430 triệu người) đang có nhu cầu phục hồi chức năng do mất thính lực. WHO cũng ước tính rằng tới năm 2050, hơn 700 triệu người sẽ bị mất thính lực (tức cứ 10 người sẽ có 1 người gặp phải tính trạng này). 

diec-tai-la-tinh-trang-tai-khong-the-nghe-mot-phan-hay-toan-bo-am-thanh

Điếc tai là tình trạng tai không thể nghe một phần hay toàn bộ âm thanh

Các triệu chứng điếc tai có thể biểu hiện ở 4 mức độ: Nhẹ, vừa, nặng và nghiêm trọng. Với mức độ nhẹ, người bệnh có thể gặp khó khăn khi nghe âm thanh, đặc biệt là trong môi trường nhiều tiếng ồn. Còn với mức độ điếc vừa, người bệnh sẽ cần sự trợ giúp từ máy các thiết bị khác để nghe âm thanh.

Với mức độ điếc tai nặng hoặc điếc nghiêm trọng, người bệnh rất ít hoặc hầu như không nghe thấy gì. Họ sử dụng phương pháp đọc môi hoặc dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người khác. 

Nguyên nhân điếc tai là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng điếc tai. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến được thống kê theo quá trình phát triển của con người.

Bảng 1: Nguyên nhân gây điếc tai theo thời kỳ

Thời kỳ Nguyên nhân có thể gây điếc
Tiền sản

Di truyền

Các bệnh nhiễm trùng trong tử cung như cytomegalovirus, rubella

Sơ sinh

Ngạt khí, thiếu oxy lúc sinh

Bệnh vàng da nặng

Sinh nhẹ cân

Các bệnh chu sinh khác

Thơ ấu và thiếu niên

Nhiễm trùng tai mạn tính

Viêm tai giữa tiết dịch

Viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng khác

Trưởng thành trở lên

Các bệnh mạn tính

Hút thuốc

Xơ cứng tai

Thoái hóa dây thần kinh giác quan theo tuổi tác

Điếc thần kinh giác quan đột ngột

Trong suốt cuộc đời

Sự tích tụ, tắc nghẽn ráy tai

Chấn thương ở tai hoặc đầu

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài

Tiếp xúc với nhiều thuốc, hóa chất độc hại

Suy dinh dưỡng

Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm tai

Sự khởi phát, tiến triển của tình trạng điếc do di truyền

 

mot-so-nguyen-nhan-gay-diec-tai-pho-bien

Một số nguyên nhân gây điếc tai phổ biến 

Triệu chứng và chẩn đoán điếc tai

Triệu chứng điếc tai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết các triệu chứng bệnh tiến triển dần theo thời gian. Vì vậy nếu phát hiện những dấu hiệu này từ sớm, bạn vẫn có khả năng khôi phục thính giác.

Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng cho thấy bạn có thể bị điếc tai bao gồm: 

  • Nghe không rõ giọng nói hoặc âm thanh khác.
  • Khó nghe hiểu từ ngữ, đặc biệt là trong môi trường nhiều tạp âm hoặc giữa đám đông.
  • Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm lại, to và rõ ràng hơn, hoặc lặp lại lời nói.
  • Cần tăng âm lượng tivi, loa đài.
  • Tránh né, ngại ngùng khi tham gia những cuộc trò chuyện hoặc tiếp xúc với xã hội.

Phương pháp chẩn đoán điếc tai

Để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

Khám sức khỏe: Được sử dụng để kiểm tra nguyên nhân có thể gây điếc tai như ráy tai hoặc viêm nhiễm tai. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem liệu cấu trúc tai có vấn đề nào dẫn tới bệnh lý về thính giác hay không.

Xét nghiệm sàng lọc tổng quát: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bịt một bên tai và nghe âm thanh ở các mức độ âm lượng khác nhau. Dựa trên cách bạn phản ứng với âm thanh mà bác sĩ sẽ phán đoán tình trạng mất thính lực của bạn. 

Kiểm tra thính giác bằng ứng dụng: Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng có sẵn trên điện thoại, máy tính bảng để tự kiểm tra mức độ mất thính lực.

Kiểm tra âm thoa: Bác sĩ sẽ sử dụng nĩa điều chỉnh để kiểm tra và xác định vị trí tổn thương ở tai dẫn tới tình trạng mất thính lực.

Kiểm tra bằng thính lực kế: Bài kiểm tra này sẽ do chuyên gia thính học thực hiện. Phương pháp này được sử dụng để đo mức độ âm thanh mà bạn có thể nghe thấy chính xác nhất. 

chan-doan-diec-tai-som-de-co-phuong-phap-dieu-tri-kip-thoi

Chẩn đoán điếc tai sớm đề có phương pháp điều trị kịp thời

Điều trị và phòng ngừa điếc tai

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng điếc tai mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị y tế càng sớm sẽ gia tăng cơ hội phục hồi thính giác.

Phương pháp điều trị điếc tai

Các phương pháp chữa điếc tai phổ biến hiện nay bao gồm:

Loại bỏ ráy tai: Phương pháp này được sử dụng nếu bạn gặp tình trạng điếc do tắc nghẽn ráy tai. Bác sĩ sẽ lấy ráy tai bằng cách hút hoặc sử dụng dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng. 

Sử dụng thuốc kháng sinh antibiotics nếu tình trạng mất thính lực gây ra bởi nhiễm trùng.

Thay đổi thuốc nếu nguyên nhân gây mất thính lực bắt nguồn từ những loại thuốc bạn đang sử dụng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp hơn.

Công nghệ tăng cường âm thanh: Các công nghệ hiện đại có thể được ứng dụng để cải thiện thính giác. Chẳng hạn như hệ thống nghe cá nhân cho phép bạn lựa chọn những âm thanh muốn nghe và tắt tiếng âm thanh khác. Hoặc hệ thống TV cho phép bạn nghe âm thanh mà không cần tăng âm lượng. Một số thiết bị điện thoại hỗ trợ phụ đề, cho phép bạn đọc những gì người khác đang nói trong khi trò chuyện.

Phẫu thuật: Phương pháp này được sử dụng để điều trị một số dạng mất thính lực gây ra bởi sự bất thường từ màng nhĩ hoặc xương ở tai, các mô sẹo hoặc nhiễm trùng. 

Đeo máy trợ thính: Được sử dụng ở những người điếc tai do tổn thương ở tai trong. Thông qua máy trợ thính, âm thanh truyền vào tai sẽ có cường độ lớn hơn bình thường. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để lựa chọn loại máy trợ thính phù hợp với mong muốn và tình trạng bệnh thực tế. 

Cấy ghép ốc tai điện tử: Phương pháp này được sử dụng nếu tình trạng điếc tai không thể cải thiện bằng máy trợ thính thông thường. Khác với máy trợ thính, ốc tai điện tử trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác và giúp bạn có thể nghe thấy âm thanh.

Sử dụng thảo dược điều trị: Kết hợp sử dụng các loại thảo dược trong quá trình điều trị có thể giúp cải thiện tình trạng điếc tai nhanh chóng hơn. Một số loại thảo dược hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mất thính lực là: 

  • Cao cối xay: Đây là loại thảo dược dân gian nổi tiếng với tác dụng chữa các chứng bệnh về tai như ù tai, điếc tai, chống viêm nhiễm tai... Theo nghiên cứu của những nhà khoa học tại Ấn Độ vào năm 2009, cây cối xay khả năng chống viêm tương đương với hoạt chất chống viêm diclofenac. Sử dụng cây cối xay sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng tai, từ đó cải thiện các triệu chứng ù tai, điếc tai, viêm nhiễm tai,...
  • Cao vảy ốc: Có tác dụng giảm ù tai, tăng thính lực, tiêu thũng, giảm sưng viêm tai.
  • Cao cốt toái bổ: Có tác dụng bổ thận, tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết, giải quyết cục máu đông dẫn tới ù tai, điếc tai,...

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm một số thảo dược khác như câu kỷ tử, đan sâm, thục địa,... có hiệu quả bổ huyết, hoạt huyết, làm chậm sự lão hóa của những cơ quan thính giác. Sự kết hợp của những dược liệu này sẽ giúp cải thiện thính lực, đồng thời điều trị nguyên nhân sâu xa gây các vấn đề về tai. Đồng thời, thảo dược tự nhiên rất an toàn và không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

cac-duoc-lieu-hieu-qua-trong-chua-diec-tai

Các dược liệu hiệu quả trong chữa điếc tai

Phục hồi chức năng cho người điếc tai

Một số phương pháp phục hồi chức năng có thể được sử dụng kết hợp để giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Cụ thể như sau:

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu: Là ngôn ngữ sử dụng những dấu hiệu được thực hiện kết hợp từ tay, nét mặt, tư thế cơ thể. Ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp người bị điếc tai giao tiếp thay cho lời nói thông thường.

Hiện nay có nhiều loại ngôn ngữ ký hiệu với những quy định về cử chỉ, ký hiệu khác nhau. Ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu của Anh BSL, ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ ASL,... 

Đọc môi: Hay còn gọi là đọc thầm, đọc lời nói. Người điếc tai có thể thông qua chuyển động môi, mặt, lưỡi của người nói và kết hợp với ngữ cảnh cùng các giác quan khác để hiểu lời nói từ người khác. Những người bị điếc tai sau khi đã học nói có thể tiếp cận và đọc môi nhanh chóng hơn người bị điếc bẩm sinh.

phuong-phap-giao-tiep-bang-ngon-ngu-ky-hieu-va-dong-moi-cho-nguoi-diec

Phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi cho người điếc tai

Cách phòng ngừa điếc tai

Bạn không thể ngăn ngừa tình trạng điếc tai bẩm sinh hoặc do bệnh tật, tai nạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể bảo vệ tai và ngăn ngừa nguy cơ mất thính giác tăng dần theo độ tuổi bằng một số biện pháp đơn giản. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống cải thiện thính lực

Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe của con người. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống dưới đây để cải thiện thính lực:

  • Nên bổ sung thực phẩm chứa nhóm chất kali, axit folic, kẽm, magie, vitamin C, E,... Đây là những chất có tác dụng chống lão hóa các cơ quan thính giác cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi tai. 
  • Cần hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chứa caffeine,... Sử dụng những loại thực phẩm này lâu dài có thể khiến tình trạng điếc tai, nghe kém trở nên nghiêm trọng hơn.

Đeo nút tai: Hãy sử dụng nút tai, bịt tai hoặc thiết bị bảo vệ tai nếu môi trường xung quanh bạn tồn tại tiếng ồn lớn như âm thanh từ máy cắt cỏ, máy phát điện, công trình đang thi công, buổi hòa nhạc đang diễn ra, vũ trường, quán bar,.... Nếu có thể, bạn nên tránh xa những nguồn phát ra tiếng ồn này.

Nghe âm lượng phù hợp: Khi sử dụng các thiết bị như TV, đài, máy nghe nhạc, đồ chơi phát nhạc,.. bạn không nên đặt âm lượng quá cao. Đồng thời cần giám sát trẻ em sử dụng những thiết bị này. Âm lượng lớn có thể khiến thính giác của trẻ bị tổn thương. 

phuong-phap-phong-ngua-diec-tai

Phương pháp phòng ngừa điếc tai

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng điếc tai, mất thính lực mà bạn cần nắm rõ. Bên cạnh những nguyên nhân đột ngột có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày, tỷ lệ điếc tai cũng tăng dần theo tuổi tác. Tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị điếc tai bằng nhiều biện pháp phòng ngừa từ sớm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý này, bạn có thể bình luận hoặc để lại thông tin dưới bài viết này để được đội ngũ chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất. 

Nguồn tham khảo:

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/deafness-and-hearing-loss

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/hearing-loss-causes-symptoms-treatment

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/diagnosis-treatment/drc-20373077