Hiện nay, cuộc sống hiện đại khiến ù tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Cũng bởi vậy mà việc hiểu thêm các thông tin về tình trạng này như: Ù tai là gì? Các biểu hiện như thế nào và làm sao để điều trị hiệu quả là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Ù tai là bị gì?
Chứng ù tai được định nghĩa là khi người bệnh có những cảm nhận về tiếng kêu bất thường ở bên trong tai. Tình trạng này ảnh hưởng tới khoảng 1/5 dân số trên toàn thế giới.
Người bị ù tai thường mô tả tình trạng này là những tiếng rít, tiếng vo ve, tiếng lùng bùng… Đôi khi, người bệnh cũng nhận thấy có âm thanh giống như một đoạn nhạc quen thuộc. Chứng ù tai có xu hướng nặng dần theo thời gian nếu người bệnh không có phương pháp điều trị sớm và kịp thời.
Ù tai là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi
Các dấu hiệu điển hình của ù tai
Hầu hết ai cũng đã từng bị ù tai ít nhất 1 lần trong đời. Đa số mọi người bị ù trong thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị ù tai tai kéo dài, gây nhiều phiền phức trong cuộc sống.
Với mỗi loại ù tai, người bệnh sẽ thấy có triệu chứng khác nhau.
-
Ù tai khách quan: Loại ù tai này rất hiếm. Khi bị ù tai khách quan, không chỉ người bệnh mà bác sĩ hoặc người ngồi cạnh bạn cũng có thể nghe được. Đây thường là kết quả của một vấn đề bất thường ở mạch máu. Khi bị ù tai khách quan, người bệnh sẽ nhận thấy có dấu hiệu giống như tiếng tim hay mạch đập ở bên trong tai.
-
Ù tai chủ quan: Đây là tình trạng chỉ người bệnh mới có thể cảm nhận được tiếng kêu trong tai. Ù tai chủ quan phổ biến hơn nhiều so với ù tai khách quan. Vì bạn là người duy nhất nghe thấy nên sẽ rất khó để mô tả chính xác cho bác sĩ. Điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị. Ù tai chủ quan gây ra các triệu chứng như: Có tiếng ve kêu, dế kêu, côn trùng kêu... ở trong tai.
Nguyên nhân ù tai là do đâu?
Ù tai thực chất không phải bệnh mà là triệu chứng của một hoặc một số vấn đề trong cơ thể. Đó có thể là triệu chứng khi bạn mệt mỏi, thay đổi áp suất đột ngột. Đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Các nguyên nhân gây ù tai được xếp vào 2 nhóm là nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân sâu xa.
Nguyên nhân cơ bản
Các nguyên nhân gây ù tai cơ bản thường được biết tới là:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị ù tai càng lớn. Ước tính, có khoảng ⅓ người trong độ tuổi trên 60 mắc các vấn đề về thính lực, trong đó ù tai là tình trạng điển hình.
- Do sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và gây ù tai.
- Do thay đổi áp suất: Thay đổi áp suất khi đi máy bay, lặn biển dễ ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và khiến bạn bị ù tai, có tiếng kêu trong tai.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân ù tai phổ biến. Tình trạng này thường gặp ở người phải làm việc tại các nhà máy, công trường, xí nghiệp. Ù tai do tiếng ồn còn đến từ thói quen sử dụng tai nghe trong thời gian dài.
- Ù tai cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong cơ thể. Các bệnh dễ gây ù tai gồm: Bệnh viêm nhiễm ở tai, huyết áp cao, u dây thần kinh thính giác, rối loạn tiền đình...
Ù tai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong cơ thể
Nguyên nhân sâu xa
Dù có nhiều yếu tố cũng như bệnh lý gây ù tai nhưng nguyên nhân sâu xa được xác định là do tuần hoàn máu kém và chức năng thận suy giảm:
- Tuần hoàn máu cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh thính giác. Nhờ đó thính lực khỏe mạnh, tai nghe tốt. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến thính giác hoạt động kém. Điều này gây ra các vấn đề về thính lực, điển hình nhất là triệu chứng ù tai, có tiếng kêu trong tai.
- Chức năng thận suy giảm: Theo đông y, chức năng của thận có mối quan hệ rất mật thiết với sức khỏe thính giác. Khi thận khỏe tai sẽ nghe rõ, khi thận gặp vấn đề sẽ khiến thính lực bị ảnh hưởng.
Những đối tượng dễ bị ù tai
Ai cũng có nguy cơ bị ù tai. Tuy nhiên, khả năng này sẽ cao hơn ở những đối tượng như:
- Người làm việc tại nhà máy, công trường xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
- Người cao tuổi, đặc biệt là người trong độ tuổi trên 60.
- Người mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai kéo dài, viêm tai mạn tính thường xuyên tái phát.
- Người thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá…
- Người phải chịu nhiều căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống, công việc.
- Người mắc các vấn đề về tim mạch như: Huyết áp cao, hẹp động mạch…
- Người bị rối loạn tiền đình, u dây thần kinh thính giác, bị thiểu năng tuần hoàn não...
Nếu đang thuộc một trong các nhóm đối tượng này thì bạn cần có phương pháp để phòng ngừa ù tai ngay từ sớm.
Người thường xuyên căng thẳng dễ bị ù tai
Những biến chứng của ù tai
Theo chuyên gia, dù ù tai không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Dưới đây là một số vấn đề bạn có thể phải đối mặt nếu để chứng ù tai kéo dài.
Ù tai có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, khó chịu và các biến chứng sức khỏe tâm thần khác. Theo một cuộc thăm dò gần đây do Hiệp hội Ù tai Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 1/5 bệnh nhân nói rằng, chứng ù tai cản trở giấc ngủ hoặc sự tập trung của họ. Tình trạng lo lắng và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến khoảng 13% và 7% bệnh nhân bị ù tai. Lo lắng, trầm cảm do ù tai còn làm tăng nguy cơ trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng đối với bệnh nhân lớn tuổi, phải sống một mình.
Ù tai cũng có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác. Đó là bệnh Meniere. Đây là một chứng rối loạn tai trong, ảnh hưởng đến sự cân bằng và thính giác.
Ù tai cũng làm tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Nghiên cứu cho thấy, người bị ù tai hay có tổn thương về thính lực sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với các đối tượng khác.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, có tới 5% người bị ù tai cũng có thể đã bị chứng giảm rối loạn nhịp tim. Dù con số này không lớn nhưng người bị ù tai cũng nên cẩn thận bởi đây là tình trạng khá nghiêm trọng, không thể xem thường.
Ù tai được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán chứng ù tai, các bác sĩ có thể bắt đầu với một số câu hỏi về những triệu chứng bạn đang gặp phải. Bạn nghe thấy gì? Bắt đầu từ khi nào? Bạn thường nhận thấy nó như thế nào? Bạn có kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, đau tai không…
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn siết chặt hàm và di chuyển đầu hoặc cổ theo những cách nhất định. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản gây ra chứng ù tai.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần chụp MRI hoặc CT để bác sĩ xác định có khối u hay bị tắc nghẽn mạch máu ở xung quanh tai hay không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu đo thính lực để xác định xem thính lực của bạn có đang kém đi hay không.
Đo thính lực giúp chẩn đoán ù tai
Các phương pháp điều trị chứng ù tai
Hiện nay, để điều trị chứng ù tai, các phương pháp thường được sử dụng là thuốc, sử dụng máy trợ thính và dùng thảo dược thiên nhiên.
Sử dụng thuốc chữa ù tai
Trước khi điều trị ù tai, các bác sĩ sẽ xác định xem nguyên nhân gây ù tai chính xác của bạn là do đâu. Các yếu tố tiềm ẩn như: Có dị vật trong tai, ráy tai tắc nghẽn… cũng sẽ được kiểm tra trước khi quyết định cho bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.
Các thuốc điều trị ù tai thường được dùng là:
- Thuốc tăng tuần hoàn máu não như: Ginkgo Biloba, Flunarizine, Cinnarizin...
- Thuốc nhỏ tai có chứa hydrocortisone giúp giảm ngứa và kháng sinh để chống nhiễm trùng. Các thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai.
- Đối với một số người, điều trị bằng liều thấp của thuốc chống lo âu, chẳng hạn như: Valium; Elavil; Misoprostol… có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng liên quan tới tình trạng này.
- Nếu chứng ù tai là kết quả của chứng rối loạn thái dương hàm, bạn có thể sẽ được giới thiệu đến bác sĩ nha khoa để được điều trị phù hợp.
Sử dụng máy trợ thính
Máy trợ thính là thiết bị khuếch đại âm thanh từ môi trường bên ngoài, giúp người bệnh nghe rõ hơn. Máy trợ thính có thể giúp giảm chứng ù tai vì nó làm tiếng ồn bên ngoài lớn hơn, át đi tiếng kêu trong tai.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng máy trợ thính để cải thiện ù tai. Máy trợ thính chỉ được dùng trong trường hợp ù tai kèm điếc tai, suy giảm thính lực. Người bệnh không tự ý dùng máy trợ thính khi chưa có sự thăm khám và đồng ý của bác sĩ.
Người bị ù tai không nên tự ý dùng máy trợ thính
Sử dụng thảo dược
Bên cạnh các thuốc tây y điều trị, việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện ù tai, có tiếng kêu trong tai cũng được nhiều người áp dụng nhiều đời này nay và cho thấy hiệu quả tích cực. Các thảo dược thường được dùng là: Cây cối xay, cốt toái bổ, câu kỷ tử, cẩu tích, thục địa…
Các thảo dược này vừa có tác dụng chống viêm nhiễm ở tai, tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận, tăng cường chức năng thận. Nhờ đó cải thiện ù tai, nghe kém an toàn, hiệu quả.
Để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược được bào chế ở dạng viên nén. Tiêu biểu nhất là sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng: Đan sâm, thục địa, cẩu tích… Sản phẩm giúp tác động đến nhiều nguyên nhân gây ù tai, có tiếng ve kêu trong tai, nhờ đó cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn.
Các liệu pháp thay thế và bổ sung cho chứng ù tai
Hiện nay, ngày càng có nhiều người chuyển sang phương pháp điều trị không dùng thuốc để cải thiện ù tai. Các liệu pháp này gồm có:
- Liệu pháp thư giãn: Thư giãn giúp kiểm soát tốt hơn căng thẳng và lo lắng liên quan đến chứng ù tai. Mặc dù thư giãn không giúp điều trị chứng ù tai nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Thiền: Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, thiền giúp giảm căng thẳng do chứng ù tai hiệu quả. Thiền đặc biệt hữu ích khi kết hợp cùng liệu pháp thư giãn. Rất nhiều người bị ù tai nhận thấy những thay đổi tích cực khi thiền.
- Thôi miên và châm cứu: Đây là hai liệu pháp xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về cách chữa ù tai. Dù cả hai phương pháp này đều chưa mang đến thành công như mong đợi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng, có thể sử dụng thôi miên hoặc châm cứu để cải thiện chứng ù tai.
Phòng chống ù tai
Để phòng ngừa chứng ù tai, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:
- Hãy cẩn trọng khi nghe nhạc: Nghe nhạc lớn có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và dẫn đến ù tai. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn cần hạn chế nghe nhạc quá lớn. Nếu đang nghe trên điện thoại, bạn không nên nghe nhạc quá 60% âm lượng cho phép của thiết bị.
- Làm sạch tai: Nhiễm trùng tai cũng là một nguyên nhân gây ù tai. Để tránh điều này, hãy đảm bảo bạn làm sạch hoặc thường xuyên thay nút tai, máy trợ thính hoặc bất cứ thứ gì khác mà bạn nhét vào tai.
- Giảm căng thẳng, lo lắng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn cần tránh những căng thẳng không đáng có. Mỗi khi thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, bạn hãy làm những điều mình thích như: Đọc sách, nghe nhạc, đi bộ… để tâm trạng thoải mái hơn.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Bổ sung các thực phẩm tốt cho thính giác cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng cường thính lực, phòng ngừa ù tai. Các thực phẩm tốt cho thính lực gồm có: Cá, bông cải xanh, thịt bò, các loại hạt...
Ù tai có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Do đó, bạn cần nắm vững các thông tin về ù tai và có cho mình cách điều trị đúng càng sớm càng tốt. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về chứng bệnh này, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc comment dưới bài viết để nhận được lời khuyên của chuyên gia.
Nguồn tham khảo: