Một người bạn của tôi vừa mới gặp bác sĩ sau khi lỗ tai của cậu ấy có các triệu chứng ù tai, nghe kém. Sau khi thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cậu ấy đang bị hội chứng rối loạn tuần hoàn tai trong. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây điếc hoàn toàn. Vậy bệnh rối loạn tuần hoàn tai trong là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao? Hãy dành 3 phút đọc ngay bài viết dưới đây để có lời giải chính xác nhất cho câu hỏi trên.

Rối loạn tuần hoàn tai trong là gì?

Rối loạn tuần hoàn tai trong còn được gọi là rối loạn tai trong hay rối loạn vận mạch tai trong. Đây chính là tình trạng lưu lượng máu đến tai không ổn định do thiếu máu hoặc tắc nghẽn mạch máu. Trong khi đó, tai trong thường xuyên sử dụng năng lượng do máu cung cấp để có thể hoạt động bình thường. Chính vì vậy khi lưu lượng máu bị rối loạn sẽ gây chứng rối loạn tuần hoàn tai trong.

Người bệnh bị chứng rối loạn tuần hoàn tai trong thường gặp phải những cơn chóng mặt kéo dài từ 1-6 giờ. Thậm chí ở một số người có thể kéo dài lên đến 24 giờ kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến người bệnh còn gặp các triệu chứng như ù tai, suy giảm thính lực. 

roi-loan-tuan-hoan-tai-trong-la-tinh-trang-luu-luong-mau-den-tai-khong-on-dinh

Rối loạn tuần hoàn tai trong là tình trạng lưu lượng máu đến tai không ổn định

Những bệnh lý gây rối loạn tuần hoàn tai trong

Rối loạn tuần hoàn tai trong là hiện tượng máu đến tai không ổn định. Sự thay đổi áp lực và thể tích của dịch nội mê nhĩ có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu hoặc tắc nghẽn mạch máu. Sự tích tụ nội dịch chính là kết quả của một số bệnh lý như:

  • U dây thần kinh số VIII: Hay còn được gọi là u dây thần kinh thính giác. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. U dây thần kinh số VIII có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: Ù lỗ tai, suy giảm thính lực, nhức đầu, chóng mặt, đau tai…
  • Zona tai: Là bệnh lý do virus herpes zoster gây ra. Bệnh zona tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây đau dây thần kinh, điếc hoặc thậm chí là viêm màng não.
  • Bệnh Meniere: Là bệnh rối loạn tai trong, xảy ra khi dịch và ion nội mô ở tai trong tăng bất thường. Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình, chấn thương vùng đầu, nhiễm trùng tai… Các triệu chứng của bệnh gồm: Ù tai, suy giảm thính lực, nhức đầu, chóng mặt, cảm thấy có áp lực ở tai.
  • Viêm mê nhĩ: Là tình trạng mê nhĩ bị nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan vào tai trong. Bệnh nhân bị viêm mê nhĩ thường cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai, nghe kém. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị điếc hoặc mất chức năng của tiền đình. 

Rối loạn tuần hoàn tai trong - Nguyên nhân gây ù tai, nghe kém

Có thể bạn chưa biết, ốc tai của tai trong chứa khoảng 30.000 tế bào lông. Những tế bào này có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong đến não. Để tế bào lông có thể hoạt động tốt, tai trong cần được cung cấp đầy đủ năng lượng từ các mạch máu.

Tuy nhiên, chứng rối loạn tuần hoàn tai trong sẽ khiến các mạch máu không thể cung cấp đến tai trong. Điều này làm các tế bào lông hoạt động không hiệu quả và là nguyên nhân gây ù tai, nghe kém.

roi-loan-tuan-hoan-tai-trong-la-nguyen-nhan-gay-u-tai-nghe-kem.webp

Rối loạn tuần hoàn tai trong là nguyên nhân gây ù tai, nghe kém

Điều trị rối loạn tuần hoàn tai trong tại nhà

Để điều trị rối loạn tai trong, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giúp duy trì lưu thông máu ổn định như: Tập thể dục, massage, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thảo dược.

Tập thể dục cải thiện tuần hoàn máu

Có thể bạn chưa biết, tim sẽ bơm khoảng 5 lít máu đến các mạch máu trên toàn bộ cơ thể. Khi đó, máu sẽ mang chất dinh dưỡng, oxy và năng lượng đến các bộ phận, trong đó có tai. Tuy nhiên, khi tuần hoàn máu lưu thông kém, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động yếu đi.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về điều này. Tập luyện thể dục thể thao là cách dễ dàng nhất giúp tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn. Tập luyện còn làm tăng tế bào máu, thể tích máu, số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, từ 4-5 ngày trong tuần để tập luyện thể dục. Một số bài tập tăng cường lưu thông tuần hoàn máu mà bạn có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…

dap-xe-co-tac-dung-tang-cuong-luu-thong-tuan-hoan-mau

Đạp xe có tác dụng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu 

Massage tai tăng cường thính lực

Massage có tác dụng kích thích lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện rối loạn tuần hoàn tai trong, tăng cường sức khỏe thính giác, từ đó chữa ù tai hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng ngón tay cái và ngón trỏ massage nhẹ nhàng vành tai. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện bài massage này khoảng 50 lần.

Chế độ ăn uống giúp tăng tuần hoàn máu

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hoàn máu của cơ thể. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối, chất béo, đường. Thay vào đó, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống giàu carbohydrate phức hợp như ngũ cốc, trái cây, rau xanh…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, sắt, kẽm… Vì những thực phẩm này giúp tăng lượng máu trong cơ thể.

Sử dụng sản phẩm thảo dược tăng cường thính lực

Từ lâu, ông cha ta đã sử dụng những bài thuốc từ thảo dược để điều trị rối loạn tai trong. Đến nay, các bài thuốc này vẫn được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao. Tiêu biểu như đan sâm, một loại thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, đan sâm làm giãn nở các động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành và loại bỏ gốc tự do trong bệnh thiếu máu cục bộ, giảm tổn thương tế bào. Nhờ đó, sản phẩm mang đến công dụng tốt cho người bị rối loạn tuần hoàn máu.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thảo dược có tác dụng cải thiện ù tai, nghe kém do rối loạn tai trong gây ra như cây cối xay, vảy ốc, cẩu tích… Sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.

Theo các chuyên gia, những sản phẩm này có thành phần tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên an toàn với người sử dụng. Đồng thời, khi các loại thảo dược được tổng hợp trong một sản phẩm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

dan-sam-co-tac-dung-hoat-huyet-tang-cuong-luu-thong-tuan-hoan-mau

Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu

Rối loạn tuần hoàn tai trong là tình trạng lưu lượng máu đến tai không ổn định. Bệnh có thể gây ù tai, nghe kém hoặc thậm chí là điếc tai. Để điều trị rối loạn tai trong, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp giúp duy trì lưu thông máu ổn định như tập thể dục, massage tai, đặc biệt là sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay mỗi ngày. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi về bệnh rối loạn tuần hoàn tai trong, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.

Xem thêm: 7 bệnh lý dễ gây ù tai trái - Hãy cẩn trọng!

Link tham khảo:

https://www.pagepressjournals.org/index.php/vl/article/view/7156/7182

https://www.belmarrahealth.com/natural-remedies-improve-inner-ear-circulation/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/roi-loan-tai-trong-la-gi