Điếc một bên tai đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt có xu hướng ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể gây nhiều ảnh hưởng cho tâm lý, sức khỏe của người mắc. Vậy bị điếc một bên tai có chữa được không? Nếu đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây điếc một bên tai

Điếc một bên tai là tình trạng người mắc bị suy giảm khả năng nghe ở một bên tai trái hoặc phải. Tuy chỉ bị điếc 1 bên tai nhưng người bệnh vẫn sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, khó xác định được nguồn phát âm thanh và thường xuyên phải nghiêng một bên tai để nghe.

Điếc tai tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người mắc. Dưới đây là những yếu tố gây điếc tai, nghe kém phổ biến nhất.

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những bệnh về tai thường gặp. Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và gây điếc tai, nghe kém.

- Do sử dụng thuốc điều trị: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc điều trị ung thư,… có thể làm tăng nguy cơ bị điếc tai.

- Do tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người ở độ tuổi từ 65 – 75 bị điếc tai, nghe kém, trong đó có gần một nửa trường hợp bị điếc ở mức độ nghiêm trọng.

- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài dễ gây điếc tai, nghe kém. Những tiếng ồn gây điếc phổ biến là: Tiếng xe cộ, tiếng máy móc, âm thanh từ dụng cụ làm việc,…

- Suy giảm chức năng thận: Đây là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít người biết tới. Sở dĩ, chức năng thận có liên quan tới điếc tai là do theo y học cổ truyền thì: “Thận khai khiếu ở tai”, chức năng thận có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe thính giác. Khi thận yếu thì tai bị ù, nếu yếu quá thì tai sẽ bị điếc. Do vậy, điếc tai, nghe kém nhiều khả năng là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.

- Tuần hoàn máu kém: Theo tây y, điếc một bên tai chủ yếu là do tuần hoàn máu kém khiến dây thần kinh thính giác ở tai trong không nhận được oxy và dưỡng chất để hoạt động. Điều này làm khả năng truyền tín hiệu từ tai lên não bị ảnh hưởng và dẫn đến các triệu chứng như: Ù tai, nghe kém, điếc 1 hoặc cả 2 bên tai.

Bị điếc một bên tai có chữa được không?

Điếc tai, nghe kém gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người mắc. Cũng bởi vậy mà rất nhiều người thắc mắc: “Bị điếc một bên tai có chữa được không?”. Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh mà điếc một bên tai có thể chữa được hay không. Nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đúng thì thính lực hoàn toàn có thể được phục hồi. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng điếc một bên tai hiệu quả:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm cũng là khoáng chất tốt giúp bảo vệ thính lực. Bổ sung kẽm có thể giúp giảm triệu chứng ù tai, điếc tai tai nói chung và điếc một bên tai nói riêng hiệu quả. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu lăng, sò biển và socola đen,...

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu magie: Magie được ví như “hàng rào” bảo vệ các tế bào lông ở tai trong. Thiếu magie khiến các mạch máu co lại gây thiếu oxy tới tế bào thần kinh tai và gây điếc. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu magie vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe rất tốt. Các thực phẩm giàu magie bao gồm: Chuối, atiso, khoai tây, rau bina, cà chua, bông cải xanh,...

Giảm thiểu tiếng ồn: Tiếng ồn rất có hại cho thính lực, đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị điếc tai, nghe kém ngay cả khi tuổi còn trẻ. Vì thế, muốn cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, bạn nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Nếu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, bạn nên sử dụng nút bịt tai để bảo vệ thính lực tốt hơn.

- Bổ sung vitamin D: Bổ sung đủ vitamin D không chỉ giúp xương chắc khỏe, mà còn bảo vệ thính lực và cải thiện tình trạng điếc một bên tai, suy giảm thính lực hiệu quả.