Đau tai là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, cản trở cuộc sống hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục đau tai an toàn và hiệu quả.
Các nguyên nhân gây đau lỗ tai
Đau tai là triệu chứng khá điển hình hiện nay. Hiện tượng này có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân đau tai thường gặp
Đau tai là hệ lụy của một số nguyên nhân thường gặp dưới đây:
- Biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp: Một số trường hợp người bệnh bị đau tai do cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan,... Những bệnh lý này gây tắc nghẽn vòi nhĩ và dẫn tới đau tai.
- Chấn thương vùng đầu, cổ: Chấn thương mô mềm vùng đầu, cổ, thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng đến tai giữa và các dây thần kinh thính giác gây ra tình trạng đau tai.
- Thói quen vệ sinh tai thô bạo: Việc thường xuyên vệ sinh tai thô bạo bằng tăm bông hoặc vật dụng sắc nhọn khác dễ gây tổn thương trong ống tai, từ đó dẫn tới đau tai.
Lấy ráy tai thường xuyên bằng tăm bông dễ gây đau tai
Đau tai là bị bệnh gì?
Theo các chuyên gia, nếu tình trạng đau tai kéo dài không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, nhiễm trùng tai trong. Những bệnh lý này gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây đau và sưng tai, sốt, chảy dịch trong tai. Vi khuẩn, virus là những tác nhân gây viêm tai giữa điển hình.
- Viêm tai ngoài: Viêm tai ngoài là tình trạng lớp da trong ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau lỗ tai, ngứa tai, ù tai.
- Viêm tai xương chũm: Viêm tai xương chũm xảy ra khi khu vực xương chũm bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là viêm tai giữa không được điều trị tốt, biến chứng của cúm, sởi. Triệu chứng điển hình của viêm tai xương chũm là đau sâu trong tai, nghe kém.
- Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ là lớp màng mỏng có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa khỏi vi khuẩn. Vì thế chúng dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng hoặc bị tổn thương gây thủng màng nhĩ. Triệu chứng điển hình của thủng màng nhĩ là đau nhói lỗ tai, thính lực suy giảm, ù tai.
Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tai
Cách chữa đau tai hiệu quả tại nhà
Khi có dấu hiệu đau tai, người bệnh có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây.
Thuốc tây giúp giảm triệu chứng đau tai
Để cải thiện tình trạng đau nhức tai khó chịu, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,...
Trường hợp người bệnh bị đau tai do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định là Penicillin, Amoxicillin, Augmentin,...
Tuy có tác dụng giảm đau nhanh nhưng thuốc tây gây ra tác dụng phụ cho người bệnh như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn,... Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây để điều trị đau tai khi không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm đau Paracetamol cải thiện tình trạng đau nhức tai khó chịu
Giảm đau tai nhờ thay đổi lối sống
Lối sống sinh hoạt tác động lớn tới sức khỏe của người bệnh. Chế độ sinh hoạt lành mạnh mang lại hiệu quả tích cực khi điều trị đau tai. Dưới đây là những thói quen sinh hoạt tốt cho người bị đau tai:
- Thực hiện các bài tập cổ giúp thư giãn các cơ quanh ống tai, giảm bớt áp lực và cải thiện đau tai. Bạn chỉ cần từ từ xoay cổ và đầu, nâng vai lên phía tai và lặp lại 3 - 5 lần mỗi ngày.
- Tập thể dục điều độ bằng các bài tập như thiền, yoga để nâng cao thể chất, thư giãn tinh thần, từ đó giảm đau tai hiệu quả.
- Không đeo tai nghe trong thời gian dài hoặc với âm lượng lớn.
- Không hút thuốc lá và uống rượu, bia.
- Nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để thư giãn tinh thần và giảm đau nhức tai
Mẹo chữa đau tai tại nhà
Sau đây là một số cách chữa đau tai đơn giản tại nhà được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao:
- Chườm đá: Chườm khăn lạnh hoặc túi nước đá vào tai bị đau khoảng 20 phút giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
- Nhai kẹo cao su: Nếu bạn bị đau tai do đi máy bay, thang máy hoặc đi đến nơi có độ cao thì nhai kẹo cao su sẽ giúp cân bằng áp lực trong tai, nhờ đó giảm đau tai hiệu quả.
- Sử dụng tỏi: Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm. Để chữa đau tai bằng tỏi, bạn chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch 1 tép tỏi sau đó thái lát mỏng và ăn sống.
- Sử dụng dầu cây trà: Theo nghiên cứu, hoạt chất trong cây trà có tác dụng kháng nấm, chống viêm và sát trùng. Để giảm đau tai, bạn chỉ cần dùng dầu cây trà nhỏ trực tiếp 1 - 2 giọt vào trong tai.
- Dùng gừng: Giống như tỏi, gừng được xem là kháng sinh tự nhiên có đặc tính sát khuẩn và chống viêm mạnh. Bạn băm nhỏ gừng, ngâm với dầu oliu rồi xoa xung quanh ống tai ngoài sẽ giúp giảm đau tai hiệu quả. Lưu ý không cho gừng trực tiếp vào tai.
Sử dụng gừng giúp khắc phục tình trạng đau tai
Dùng thảo dược giảm đau nhức tai
Bên cạnh những biện pháp điều trị y khoa và thay đổi lối sống sinh hoạt, các chuyên gia tai mũi họng khuyên người bệnh nên sử dụng thảo dược để hỗ trợ giảm đau nhức tai nhanh hơn. Các thảo dược được khuyên dùng để giảm đau nhức tai phải kể đến như:
- Cây cối xay: Từ xa xưa, cây cối xay đã được dân gian sử dụng để điều trị đau tai, ù tai, nghe kém. Cây cối xay được chứng minh là có tính chống viêm, giảm đau mạnh. Nhờ đó, cối xay giúp giảm đau tai, cải thiện thính lực do viêm tai. Để chữa đau tai, bạn dùng 30g quả cối xay hoặc 60g cây tươi nấu với thịt lợn và ăn 2 lần mỗi tuần.
- Thục địa: Theo kết quả nghiên cứu, thục địa có tác dụng chống viêm mạnh, hỗ trợ điều trị đau tai do viêm tai hiệu quả Ngoài ra, thục địa còn có công dụng bổ thận, bổ máu giúp cải thiện tình trạng đau tai, ù tai, nghe kém. Để giảm đau tai, bạn dùng 16g thục địa, 12g sơn thù, hoài sơn, 8g trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử, 4g nhục quế sắc với 400ml nước, uống 2 lần/ngày.
- Cây đan sâm: Theo đông y, đan sâm có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống viêm, giảm đau. Vì vậy, đan sâm được dùng để điều trị đau tai do viêm tai rất tốt. Bạn chuẩn bị 12g đan sâm, sa sâm, thiên môn, thục đại, mạch môn, long nhãn, đảng sâm, 8g toan táo nhân, bá tử nhân, viễn chí, 6g ngũ vị tử. Cho các vị thuốc này vào nồi sắc với 500ml nước còn khoảng ⅓ thì lọc lấy nước uống 2 - 3 lần/ngày.
Cây cối xay có công dụng chống viêm, giảm đau mạnh giúp cải thiện đau tai
Sử dụng thảo dược để chữa đau tai mang đến hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên gây tốn kém thời gian và công sức cho người bệnh. Bởi vậy, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất 100% từ thảo dược, cụ thể là cây cối xay kết hợp với đan sâm, thục địa, cao vảy ốc, cốt toái bổ để tăng hiệu quả điều trị đau tai.
Những thảo dược này không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn giúp bổ thận, bổ máu, nhờ đó tăng cường thính lực, phòng ngừa bệnh lý ở tai hiệu quả.
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau tai an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo áp dụng các cách chữa bằng thảo dược hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về triệu chứng đau tai, hãy để lại câu hỏi bên dưới cho chuyên gia của chúng tôi nhé!
THAM KHẢO:
https://www.healthline.com/health/earache
https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-does-ear-hurt