Bị ù tai 1 tuần đã cần đi khám chưa là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo chuyên gia, bị ù tai 1 tuần chưa phải thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan vì nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh dễ gây biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ù tai là gì? Nguyên nhân do đâu?
Ù tai là khi bạn cảm giác về âm thanh lạ ở trong tai mặc dù không có bất kỳ kích thích nào từ môi trường bên ngoài. Ù tai, nghe thấy âm thanh lạ trong tai nếu không được cải thiện sớm sẽ cản trở khả năng tập trung, gây ảnh hưởng tới giao tiếp, cuộc sống và công việc hàng ngày của người mắc.
Bất kỳ ai cũng có thể bị ù tai, nhưng những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn gặp phải tình trạng này:
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng ồn như: Tiếng kêu từ thiết bị nặng, máy cưa xích… hoặc âm thanh từ các thiết bị nghe nhạc di động dễ làm tổn thương tế bào lông nhỏ ở tai trong và gây triệu chứng ù tai, có tiếng kêu trong tai.
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn dễ gây ù tai
- Tuổi tác: Khi bạn già đi, số lượng các sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ bị suy giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính lực, trong đó có ù tai, nghe tiếng kêu trong tai.
- Mắc bệnh viêm nhiễm ở tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong là những bệnh về tai phổ biến. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh dễ làm tổn thương các cơ quan thính giác và gây ù tai, nghe kém.
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể dẫn đến chứng ù tai nhưng các chuyên gia xác định, nguyên nhân sâu xa gây tình trạng này là do chức năng thận suy giảm (“thận khai khiếu ra tai” theo đông y) và theo tây y là do tuần hoàn máu, oxy, dưỡng chất tới thần kinh thính giác kém. Do đó, muốn điều trị bệnh về tai như ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực hiệu quả thì cần giải quyết được các nguyên nhân cả theo đông y và tây y.
Bị ù tai 1 tuần đã cần đi khám chưa?
Ù tai đôi khi chỉ là triệu chứng bình thường khi bạn bị căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này có thể tự khỏi trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu nhận thấy có triệu chứng bị ù tai 1 tuần, bạn chưa cần đi khám ngay nhưng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng này. Bạn cũng cần có phương pháp để tăng cường thính lực, cải thiện khả năng nghe tại nhà. Cụ thể như:
- Sử dụng tiếng ồn trắng: Các âm thanh tiếng ồn trắng như: Tiếng ồn của quạt, nhạc không lời, tiếng sóng biển,… có thể giúp che lấp tiếng kêu khó chịu trong tai, làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích về đêm, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tập luyện: Tập thể dục đóng góp đáng kể cho sức khỏe tổng thể. Chứng ù tai có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, thiếu ngủ và bệnh tật. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, ngủ ngon giấc và khỏe mạnh hơn.
Tập luyện giúp cải thiện ù tai
- Bổ sung đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng với người bị ù tai. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Kẽm, kali, magie,… vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường thính lực và giảm ù tai hiệu quả.
- Luôn có giấc ngủ ngon: Ngủ không đủ giấc sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi và làm tình trạng ù tai ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo luôn ngủ đủ giấc để giảm ù tai hiệu quả hơn.
Ngủ ngon giấc tốt cho thính lực
- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn cũng có thể gây ù tai. Để tránh xúc với tiếng ồn tại các buổi hòa nhạc, quán bar, câu lạc bộ đêm, sự kiện thể thao… bạn có thể sử dụng nút tai nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của tiếng ồn tới thính lực.
Để cải thiện tình trạng ù tai, nghe kém, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt hợp lý càng sớm càng tốt.