Khi bị đau nhức tai nên làm gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia, đau nhức tai là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Để cải thiện tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả, bạn hãy áp dụng theo 5 cách hữu ích trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau nhức tai

Theo chuyên gia, tình trạng đau nhức tai thường là triệu chứng của một số bệnh lý tại tai như: 

- Viêm tai ngoài: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở ống tai ngoài. Tình trạng này gây triệu chứng đau nhức ở tai, cơn đau có thể lan rộng đến cổ hoặc phía sau tai. Ngoài ra, chúng có thể gây ra các triệu chứng khác như: Đỏ xung quanh tai, ngứa dữ dội, ù tai, có tiếng kêu trong tai.

- Viêm tai giữa: Nhiễm trùng sâu hơn trong tai, kèm theo các cơn đau nhức là hiện tượng viêm tai giữa. Chúng xuất hiện cùng với cơn cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chất dịch lỏng tích tụ trong tai hình thành mủ và gây triệu chứng đau nhức, khó chịu.

- Viêm tai trong hoặc nhiễm trùng tai trong cũng gây nên tình trạng đau nhức tai. Chúng ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong tai, gây nhức đầu, chóng mặt hoặc chảy mủ từ tai.

- Nhiễm khuẩn do viêm tai giữa mạn tính gây ra viêm tai xương chũm. Xuất hiện các cơn đau nhói ở tai, tai sưng đỏ và sốt.

Bị đau nhức tai nên làm gì để cải thiện?

Nếu đang băn khoăn vì không biết khi bị đau nhức tai nên làm gì để cải thiện thì bạn có thể áp dụng theo các phương pháp sau:

- Dùng dầu ô liu: Sử dụng dầu ô liu để chữa đau tai là cách làm đã được áp dụng từ xa xưa. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh hiệu quả thực sự. Dù vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng, thêm một vài giọt dầu ô liu đã được làm ấm vào tai là an toàn và có thể đem lại hiệu quả chữa đau tai.

- Sử dụng gừng: Gừng là một loại gia vị có đặc tính chống viêm tự nhiên. Dùng dung dịch nước gừng (gừng băm nhỏ trộn với dầu ô liu ấm rồi lọc lại) xung quanh ống tai ngoài có thể giúp bạn giảm đau. Lưu ý, bạn không đặt miếng gừng trực tiếp vào tai.

- Nhai kẹo cao su: Nghe có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng khi bị đau tai nghiêm trọng, bạn có thể tìm thấy một số lợi ích của việc nhai kẹo cao su. Nhai kẹo hoặc động tác giả nhai kẹo sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu trong thời gian ngắn.

- Chườm ấm: Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng xung quanh tai đang bị đau. Nhiệt độ nóng sẽ làm giảm cảm giác sưng, đau. Bạn nên chườm nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.

- Dùng dầu cây trà: Theo chuyên gia, hoạt chất trong cây trà có tính chất sát trùng, kháng nấm và chống viêm. Do đó, tinh dầu cây trà có thể được dùng để chữa đau tai theo nhiều cách khác nhau.

- Dùng máy sấy tóc: Sau khi tắm, bạn đặt máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp và giữ nó cách xa tai. Sấy quanh khu vực tai bị đau trong vòng không quá 5 phút.

- Ăn tỏi: Tỏi là một vị thuốc tự nhiên trị đau tai đã được sử dụng trong hàng ngàn năm. Allicin, một chất trong tỏi, được cho là hữu ích giúp chống các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây đau tai.

Khi nhận thấy có triệu chứng đau nhức tai, hãy thực hiện theo những lời khuyên như trên để bệnh sớm được cải thiện, bạn nhé!