Cũng như các dạng nhiễm trùng ở tai khác, viêm tai ngoài cần được điều trị sớm và đúng cách để phòng ngừa nguy cơ điếc tai, suy giảm thính lực. Vậy đâu là cách chữa viêm tai ngoài tại nhà mang đến hiệu quả cao? Nếu đang có băn khoăn này thì đừng bỏ qua 8 cách chữa đang được nhiều người tin tưởng sử dụng trong bài viết sau!
Những thông tin bạn cần biết về bệnh viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Có nhiều nguyên nhân khiến ống tai ngoài bị viêm nhiễm, chủ yếu là do vị trí của ống tai dễ tiếp xúc với bên ngoài nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Những yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:
- Bơi lội, tắm rửa tại những khu vực có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến vi khuẩn tấn công ống tai, đặc biệt là khi bên trong ống tai bị xước, gây viêm nhiễm.
- Do bề mặt tiếp xúc với bên ngoài, ống tai cũng có thể bị dính các loại hóa chất có trong keo xịt tóc khi làm tóc, hóa chất bắn vào tai.
- Sử dụng tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ làm vi khuẩn vào tai và gây viêm nhiễm
- Vệ sinh tai, ống tai không đúng cách khiến tai bị nhiễm khuẩn.
- Đưa các vật thể lạ vào bên trong tai như: Tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai làm trầy xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập vào gây ra bệnh viêm ống tai ngoài.
Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Đau âm ỉ ở tai; Đau nhiều hơn khi ấn vào tai hoặc kéo dái tai; Cơn đau có thể lan rộng đến cổ, mặt và 2 bên đầu; Cảm giác ngứa bên trong tai; Ù tai, suy giảm thính lực; Sốt nhẹ…
Bật mí 9 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hiệu quả
Viêm tai ngoài có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo các cách chữa viêm tai ngoài sau đây:
1. Dùng hành tây: Nhiều tài liệu cho biết, quercetin – một loại flavonoid có nhiều trong hành tây có tính chất kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể dùng hành tây chữa viêm tai ngoài tại nhà theo cách sau: Cho nửa củ hành tây vào lò vi sóng để làm nóng. Sau đó, bọc nó vào khăn sạch và chườm lên vùng tai bị viêm trong khoảng 20 phút.
2. Chữa viêm tai ngoài bằng dầu dừa: Cũng như hành tây và tỏi, dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Để chữa viêm tai ngoài, bạn có thể nhỏ từ 3-5 giọt dầu dừa lên tăm bông và thoa đều lên phần ngoài của tai và ống tai. Khi thoa, bạn cần cẩn thận tránh đưa tăm bông vào quá sâu bên trong tai vì có thể làm tổn thương màng nhĩ.
3. Cách chữa viêm tai ngoài bằng giấm táo: Axit axetic trong giấm táo có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Do đó, khi bị viêm tai ngoài, bạn có thể nhỏ một vài giọt giấm táo vào bên tai bị viêm và giữ yên trong khoảng 15 phút.
4. Dùng máy sấy tóc điều trị viêm tai ngoài: Bạn điều chỉnh máy sấy tóc về mức nhiệt thấp và đưa máy lên cạnh tai bị viêm trong khoảng 20 phút. Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc có thể làm giảm cảm giác khó chịu, đồng thời giúp lượng nước ứ đọng trong tai nhanh chóng bay hơi. Tuy nhiên, bạn nên tránh đặt máy quá sát tai vì có thể gây bỏng.
5. Chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng diếp cá: Rau diếp cá chứa một lượng lớn tinh dầu có thể kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp tiêu diệt một số tác nhân gây hại và khiến tiêu viêm. Uống sinh tố rau diếp cá mỗi ngày là cách chữa viêm tai ngoài được nhiều người áp dụng thành công.
6. Dùng lá hẹ: Lá hẹ cũng là một trong những thảo dược giúp chữa viêm tai ngoài rất tốt. Bạn lấy khoảng 50g lá hẹ tươi, rửa sạch với một chút muối, sau đó đem giã nhuyễn. Lọc lấy nước, nhỏ 1 - 2 giọt vào tai. Bạn nên thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm tai ngoài được cải thiện.
7. Sử dụng cây sống đời: Cây sống đời có tác dụng giảm đau, tiêu viêm. Do đó, lá sống đời thường được dùng để trị viêm tai ngoài. Bạn lấy 3 - 5 lá sống đời còn tươi. Đem đi rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này để nhỏ vào tai, mỗi lần từ 1 – 2 giọt. Bạn cần áp dụng bài thuốc này thường xuyên để mang lại tác dụng tốt.
8. Dùng cây cối xay: Cối xay còn được xem như một chất kháng viêm tự nhiên nên thường được dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm ở tai như: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong… và phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả. Bạn lấy 30g cây cối xay khô, cho nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ, sau đó sắc tới khi còn khoảng 1 bát nước thuốc thì chia làm 3 phần uống trong ngày sẽ thấy có hiệu quả tích cực.
*** Lưu ý: Với bài thuốc nhỏ trực tiếp vào tai, bạn không nên áp dụng cho trẻ em. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc dân gian chữa bệnh nào.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.