Người bị viêm ống tai ngoài uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy đâu là các loại thuốc dùng để điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Những thông tin về bệnh viêm ống tai ngoài
Viêm ống tai ngoài chỉ trạng thái viêm của lớp da bao phủ ống tai ngoài, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Viêm ống tai ngoài có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào vì một số nguyên nhân sau:
- Bơi lội là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh do nước không sạch chứa Pseudomonas và các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng ống tai ngoài.
- Do gãi tai hoặc gãi vào trong tai gây tróc và tổn thương lớp niêm mạc ống tai.
- Có dị vật như đồ chơi, côn trùng, mắc kẹt trong ống tai.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài
- Thói quen sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ bằng sắt để làm sạch ống tai nhưng động tác quá mạnh dẫn tới tổn thương niêm mạc ống tai.
- Người sử dụng tai nghe quá nhiều hoặc máy trợ thính cũng dễ là nguyên nhân gây viêm tai.
Khi bị viêm ống tai ngoài, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như: Đỏ da vùng ống tai, ngứa trong tai; Đau tai nhiều khi đụng vào vùng vành tai, đau có thể lan lên cổ, mặt hoặc vùng đầu; Tai chảy dịch hoặc cảm giác có nước trong tai; Phù nề quanh tai, sưng nề vùng ống tai ngoài; Sức nghe giảm sút, cảm giác nặng, đầy tai...
Bị viêm ống tai ngoài uống thuốc gì?
Để giải đáp cho thắc mắc: Bị viêm ống tai ngoài uống thuốc gì, các chuyên gia cho biết, những thuốc thường được sử dụng nhất là:
1. Thuốc nhỏ tai kháng sinh
Viêm tai ngoài thường xảy ra khi có các điều kiện thuận lợi để những loại vi khuẩn, virus hoặc nấm sinh sôi và phát triển trong ống tai ngoài. Do đó, trọng tâm chính là điều trị nhiễm trùng. Trong đó, thuốc nhỏ tai kháng sinh là lựa chọn phổ biến nhất. Một số loại thuốc nhỏ tai phổ biến được sử dụng để điều trị viêm tai ngoài là: Ciprofloxacin/dexamethasone (kết hợp kháng sinh và steroid); Ofloxacin; Finafloxacin…
Thuốc kháng sinh nhỏ tai
2. Thuốc kháng sinh đường uống
Đôi khi, bác sĩ cũng kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để điều trị viêm ống tai ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm tai không biến chứng, thuốc nhỏ tai kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn vì nó tác động trực tiếp đến khu vực bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh đường uống chỉ được kê đơn khi nhiễm trùng tai ngoài đã bắt đầu lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
3. Thuốc giảm đau
Bạn có thể kiểm soát các cơn đau do viêm ống tai ngoài gây ra bằng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ tai giảm đau. Loại thuốc này không được sử dụng khi tai đang bị nhiễm trùng.
Thuốc giảm đau tai ngoài
Ngoài các thuốc thường được sử dụng như trên, có một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh cũng giúp giảm đau khi bị viêm ống tai ngoài hiệu quả.
Bệnh viêm ống tai ngoài có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách, nó sẽ dẫn đến một bệnh lý nghiêm trọng gọi là viêm tai ngoài ác tính. Đặc biệt, tình trạng này có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Do đó, nếu đang gặp phải các triệu chứng viêm ống tai ngoài, bạn cần tìm hướng điều trị càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Viêm ống tai ngoài không được điều trị sớm dễ làm tổn thương thính giác, gây triệu chứng ù tai, nghe khó. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng này bạn cần tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt để thính giác luôn khỏe mạnh.