Viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh được xếp vào nhóm viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và áp dụng cách chữa hợp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm sai lầm khiến bệnh tiến triển nặng, thậm chí gây biến chứng điếc tai, liệt mặt...

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do những vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa chứa dịch tiết.

- Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ, làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.

- Viêm tai giữa chứa dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch. Bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người mắc chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Các dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do bệnh kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính dễ chuyển sang viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không áp dụng biện pháp xử lý đúng cách.

Những sai lầm trong điều trị viêm tai giữa

Theo các chuyên gia, nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp viêm tai giữa sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nhiều người khi thấy có triệu chứng viêm tai giữa thường tự mua thuốc hoặc chữa bệnh theo các phương pháp truyền miệng, khiến tình trạng nặng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng điếc tai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong điều trị viêm tai giữa.

1. Tự ý nhỏ thuốc vào tai

Tự ý sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ tai là sai lầm thường gặp của rất nhiều người. Thông thường, thấy tai có hiện tượng chảy nước, đau nhức,… họ không đi khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng. Theo các chuyên gian, việc làm này vô cùng nguy hiểm bởi không phải thuốc nào, kháng sinh nào cũng có thể sử dụng để chữa viêm tai giữa. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị vì một số loại kháng sinh có thể gây độc cho tai, chất độc qua tai giữa ngấm vào tai trong sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là điếc đặc. 

Nặng nề hơn, nhiều trường hợp người bệnh lấy clorocid nghiền bột, đổ vào tai. Cách làm này có thể khiến mủ không thể chảy ra ngoài và tấn công vào phía màng não, dây thần kinh, gây nên những biến chứng nặng nề như liệt mặt, thậm chí gây tử vong.

2. Không chú trọng tới nước mũi

Viêm tai thường đi kèm với chảy nước mũi. Đa số mọi người đều chú tâm vào chữa tai và bỏ qua chứng sổ mũi mà không biết rằng cần phải điều trị cả hai. Các chuyên gia phân tích, gốc rễ của viêm tai giữa không phải từ trong tai mà phát sinh từ đường hô hấp trên, tức là qua giai đoạn viêm mũi họng rồi mới vào tai. Vì vậy, nếu người bệnh không có chảy mủ tai thì chưa nên can thiệp. Thay vào đó, nên đi khám để bác sĩ kê các loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị, làm khô mũi, lúc này tai sẽ khỏi dần.

Điều quan trọng là người bệnh cần phải xì mũi đúng cách: Giữ một bên mũi, còn một bên xì ra chất nhầy. Sau đó lặp lại với mũi còn lại. Nếu xì một lúc 2 mũi, chất nhầy có thể lọt vào ống tai gây ra viêm.

3. Kiên quyết không dùng kháng sinh

Hiện nay, nhiều người có tâm lý sợ, không muốn dùng kháng sinh mà tự chữa bệnh bằng các cách thức được truyền tai nhau. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, việc quá ngoan cố, không sử dụng kháng sinh có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. Đặc biệt trong trường hợp tai bị vỡ mủ thì phải dùng kháng sinh nước dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh vi khuẩn lan vào trong, gây biến chứng nguy hiểm.

4. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc tự ý mua thuốc, nhiều người cũng tin dùng các bài thuốc dân gian được chia sẻ trên mạng xã hội như chữa viêm tai giữa bằng mật cá, tổ bọ ngựa hay sáp ong... Cũng có nhiều trường hợp người bệnh thổi thuốc lá vào tai khiến dịch ứ lại, không thoát được, điều này có thể gây thối tai. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm tai giữa tuyệt đối không thổi các thuốc bột nào vào tai khi bị viêm tai giữa. Nếu vẫn muốn áp dụng biện pháp dân gian thì người bệnh nên tới cơ sở y tế có khoa đông y để chữa trị.

Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, tăng cường thính lực nhờ thảo dược

Ngay khi phát hiện thấy có dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa như tai chảy mủ, đau tai, khó chịu, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Điều trị viêm tai giữa không quá khó khăn, nhưng rất dễ gây suy giảm thính lực. Trong nhiều trường hợp, bệnh để lâu, không được xử lý sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nghe. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh viêm tai giữa cần có giải pháp tăng cường thính lực để phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực.

Hiện nay, sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, tăng cường thính lực được nhiều người tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Như vậy, có thể thấy, viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Sử dụng sản phẩm thảo dược khi bị viêm tai giữa sẽ giúp tăng thêm hiệu quả hỗ trợ điều trị, tăng cường thính lực, ngăn ngừa biến chứng điếc tai an toàn, hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về những sai lầm trong điều trị viêm tai giữa để phòng tránh hiệu quả. Hãy sử dụng thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và đừng quên kết hợp dùng sản phẩm thảo dược để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, bạn nhé!