Viêm tai giữa cấp là bệnh lý về tai khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp người lớn bị viêm tai giữa cấp do không có hướng điều trị đúng cách và kịp thời. Hôm nay, kimthinh.info xin được giới thiệu tới bạn phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp được cập nhật mới nhất năm 2019.
Nguyên nhân viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa là do vi khuẩn hoặc virus gây ra khiến tai giữa bị nhiễm trùng. Viêm tai giữa có thể do các nguyên nhân sau:
- Do các bệnh lý viêm họng, viêm mũi, viêm amidan không được điều trị đúng cách khiến vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào tai gây nhiễm trùng.
- Do hệ thống niêm mạc nhạy cảm gây ra tình trạng ứ dịch trong tai và dẫn tới viêm tai giữa.
- Do trong quá trình bơi, tắm khiến nước đọng trong tai lâu ngày gây viêm tai giữa.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp
Người bị viêm tai giữa sẽ có các dấu hiệu như: Đau tai, sốt cao trên 38 độ, ngủ khó, dễ cáu gắt… Viêm tai giữa kéo dài có thể gây chảy dịch từ tai, nôn mửa, tiêu chảy, tai chảy mủ, suy giảm khả năng nghe. Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp cơ bản sẽ gồm các loại thuốc sau:
Thuốc điều trị triệu chứng
Khi bệnh nhân bị sốt trên 38,5 độ, cần được hạ sốt bằng paracetamol tùy theo cân nặng. Liều dùng thông thường của paracetamol là 10 - 15 mg/ 1kg cân nặng. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 - 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.
Giảm đau toàn thân và tại chỗ: Sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau trong viêm tai giữa mạn tính. Có thể thay thế bằng benzocain, procain, lidocain nhỏ tại chỗ với trẻ trên 2 tuổi khi màng nhĩ chưa bị thủng.
Sử dụng thuốc sung huyết
Thuốc chống sung huyết và kháng histamin được sử dụng cho người bị viêm tai giữa mạn tính có hoặc nghi ngờ viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Đối với trẻ không bị viêm mũi dị ứng kèm theo thì không nên dùng các thuốc chống sung huyết và kháng histamin do việc sử dụng chúng đều làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng kháng histamin còn làm kéo dài hiện tượng chảy dịch tai giữa.
Thuốc kháng sinh
Với trẻ dưới 2 tuổi: Thuốc kháng sinh được chỉ định khi thấy nhiễm trùng nặng với triệu chứng nôn mửa, sốt > 39 độ, đau nặng.
Nếu viêm tai giữa cấp tái phát sau khi đã điều trị thành công trước đó, việc điều trị viêm tai giữa tái phát trong vòng 15 ngày kể từ khi kết thúc liệu trình kháng sinh trước đó, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh là ceftriaxone, levofloxacin.
Nếu viêm tai giữa cấp tái phát sau 15 ngày kể từ khi hoàn tất liệu trình kháng sinh đợt trước thì thường là do tác nhân khác chứ không phải do vi khuẩn của đợt bệnh trước. Ở trường hợp này, bệnh nhân thường được khuyến cáo điều trị bằng amox-clav.
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp nhờ sản phẩm thảo dược
Viêm tai giữa cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây điếc tai, nghe kém và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh phương pháp điều trị chuyên khoa, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng bảo vệ thính lực, ngăn ngừa điếc tai, nghe kém hiệu quả.