Viêm tai thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, những kiến thức về bệnh viêm tai chưa được phổ cập rộng rãi. Do đó, nhiều người bệnh vẫn chủ quan, không có biện pháp chữa trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm tai và cách điều trị phù hợp.
Viêm tai là gì?
Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Viêm nhiễm có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa, tai trong hoặc đồng thời ở cả ba bộ phận này.
Viêm tai thường kéo dài vài ngày đến vài tuần (viêm tai cấp tính). Bệnh cũng có thể tái đi tái lại hoặc kéo dài hơn 12 tuần (viêm tai mạn tính).
Nguyên nhân gây viêm tai thường gặp
Nguyên nhân gây viêm tai thường gặp nhất là do sự phát triển của vi khuẩn, virus. Các vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào tai thông qua những điều kiện sau:
- Nước chảy vào tai do tắm hoặc bơi lội: Đây là nguyên nhân gây viêm tai ngoài phổ biến nhất. Khi ống tai có nước sẽ tạo môi trường ẩm làm vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. Từ đó gây viêm nhiễm, sưng đỏ, chảy dịch mủ ở ống tai.
- Tổn thương ống tai: Niêm mạc tai rất mỏng. Chỉ cần các chấn thương nhẹ cũng có thể khiến tai bị tổn thương. Lúc này, hàng rào bảo vệ tai bị phá vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng tai.
- Rối loạn ống Eustachian: Ống Eustachian là ống thông tai giữa và vòm họng. Bộ phận này có chức năng thoát dịch dư thừa ra khỏi tai. Khi ống Eustachian bị rối loạn, dịch dư thừa sẽ tồn đọng ở tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển gây viêm tai.
- Viêm nhiễm vòm họng: Tai, mũi, họng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, vi khuẩn ở họng có thể lây lan đến tai và gây viêm tai cấp tính.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm tai
Triệu chứng viêm lỗ tai dễ nhận biết
Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị viêm mà người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng khác nhau. Do đó, nắm vững triệu chứng của từng loại viêm nhiễm tai sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp mang đến hiệu quả cao hơn.
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là hiện tượng viêm nhiễm, đau ngứa ở ống tai ngoài. Khi bị viêm tai ngoài, bạn sẽ nhận thấy có các triệu chứng sau:
- Đau, ngứa tai: Viêm tai ngoài làm xuất hiện ngứa và đau tai. Cơn đau có thể lan ra mặt, cổ và một bên đầu. Bạn có thể cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn khi kéo tai.
- Tai đỏ và ống tai có chất dịch lỏng: Viêm sưng khiến ống tai bị đỏ, xuất hiện dịch lỏng. Dịch lỏng này trong suốt, không mùi, ban đầu ít, nhưng nếu tình trạng viêm nặng có thể thấy xuất hiện dịch nhiều gây đầy tai.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Tình trạng viêm nhiễm nặng ống tai có thể gây sưng hạch bạch huyết ở cổ khiến đau và khó chịu.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng viêm ở bộ phận phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa thường xuất hiện sau những cơn cảm lạnh với các triệu chứng như:
- Đau tai, ù tai: Đau tai ở viêm tai giữa cấp tính thường rõ ràng. Cơn đau có thể kéo dài từ nhẹ đến nặng. Đau lan lên cả phần đầu, cảm giác trong tai có nước, gây giảm thính lực. Khi chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mạn tính thì cảm giác đau không còn điển hình. Người bệnh chủ yếu thấy căng tức tai, cảm giác như có áp lực trong tai.
- Sốt: Khi có viêm nhiễm, cơ thể sẽ có phản ứng sốt. Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khát nước.
- Chảy dịch mủ lỏng: Dịch mủ xuất hiện quá nhiều trong khoang tai giữa, tạo áp lực lớn lên màng nhĩ, khiến màng nhĩ dễ bị thủng. Lúc này, sẽ thấy ống tai có dịch nhầy, dịch vàng hoặc mủ.
- Mất thính lực: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi xương con ở tai giữa (viêm tai xương chũm). Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền âm thanh gây giảm hoặc mất thính lực.
Đau tai, ù tai là triệu chứng của viêm tai giữa
Viêm tai trong
Tai trong là cơ quan vừa có chức năng thần kinh thính giác vừa giữ cân bằng cho cơ thể. Vì vậy, dấu hiệu viêm tai trong thường điển hình hơn viêm tai ngoài và tai giữa.
- Chóng mặt, cảm thấy quay cuồng: Sự xâm nhập của vi khuẩn, vi-rút vào tai trong gây viêm, sưng dây thần kinh tiền đình. Do đó làm xuất hiện các cơn chóng mặt, đau đầu và mất thăng bằng.
- Buồn nôn, nôn: Cơn buồn nôn của viêm tai trong giống hiện tượng buồn nôn khi bạn bị say tàu, say xe.
- Ù tai, mất thính lực: Sự viêm nhiễm ở tai trong gây ảnh hưởng đến các tế bào lông trong ốc tai, từ đó gây nên chứng ù tai, thậm chí mất thính lực
Cách điều trị viêm tai hiệu quả
Viêm tai là bệnh lý có để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực. Do đó, điều trị kịp thời và hiệu quả tình trạng viêm nhiễm ở tai luôn được quan tâm. Sử dụng thuốc, thảo dược và vệ sinh tai là những biện pháp đơn giản nhưng phổ biến để điều trị viêm tai hiện nay.
Điều trị viêm lỗ tai bằng thuốc
Sử dụng thuốc luôn là chỉ định đầu tay trong các trường hợp viêm nhiễm tai. Thuốc kháng sinh, chống viêm hay thuốc giảm đau đều có thể được sử dụng.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là chỉ định cần thiết khi viêm tai do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai, từ đó làm khô các vết viêm loét ở tai.
Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh và hàm lượng tùy theo tình trạng bệnh. Bạn có thể được cho thuốc kháng sinh dạng nhỏ tai hoặc thuốc uống.
Thuốc chống viêm
Viêm sưng, đỏ, ngứa là các triệu chứng điển hình khi tai bị nhiễm trùng. Thuốc chống viêm được sử dụng để làm giảm các triệu chứng trên. Tuy nhiên, các thuốc chống viêm corticoid lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài.
Do đó, bạn chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc để tránh gây hại cho cơ thể.
Thuốc giảm đau
Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai luôn kèm theo đau nhức. Để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, các bác sĩ sẽ cho sử dụng kèm theo thuốc giảm đau. Những thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol và ibuprofen. Các thuốc này chỉ dùng khi xuất hiện triệu chứng đau. Bạn cũng cần tuân thủ thời gian cách nhau giữa hai liều liên tiếp để tránh gây độc cho gan, thận.
Dùng thuốc là chỉ định cần thiết trong điều trị viêm tai
Vệ sinh tai đúng cách
Vệ sinh tai là phương pháp mà bạn dễ dàng thực hiện để giúp tình trạng viêm tai hồi phục nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn vệ sinh sai cách, tình trạng nhiễm trùng có thể diễn biến xấu hơn. Bạn cần nắm vững các lưu ý để quá trình vệ sinh tai đạt hiệu quả tốt.
- Vệ sinh bên ngoài tai: Bạn nên vệ sinh bên ngoài tai thường xuyên bằng khăn mềm ẩm một cách nhẹ nhàng. Thói quen này sẽ giúp hạn chế bụi bẩn bám vào ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không để nước chảy vào tai.
- Không tự ý vệ sinh ống tai: Khi ống tai bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, bạn không nên tự vệ sinh ống tai. Vệ sinh không đúng cách có thể khiến niêm mạc viêm lở nhiều hơn. Bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra và vệ sinh một cách an toàn.
- Tránh để nước chảy vào tai khi tắm hoặc bơi: Ống tai ẩm ướt là nguyên nhân khiến tai ngoài viêm nhiễm kéo dài. Do đó, bạn tuyệt đối không được để nước chảy vào tai khi tắm hay đi bơi.
Sử dụng thảo dược điều trị viêm tai
Thảo dược được xem là kháng sinh tự nhiên có tác dụng điều trị viêm nhiễm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thảo dược để chữa trị viêm tai. Trong đó, cây cối xay được xem là thảo dược điển hình nhất giúp điều trị viêm nhiễm ở tai.
Cây cối xay là thảo dược có khả năng kháng khuẩn và tăng cường chức năng thính giác. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ còn cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac.
Nhờ đó, cây cối xay vừa cho tác dụng giảm triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức, vừa điều trị nguyên nhân gây viêm tai. Bạn có thể nấu nước cây cối xay để uống, nấu canh để ăn hay lựa chọn sử dụng các sản phẩm có thành phần từ cây cối xay để sử dụng.
Sản phẩm chiết xuất từ cây cối xay khi kết hợp thêm các dược liệu khác như: Đan sâm, thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử,... sẽ vừa cho tác dụng kháng khuẩn, vừa tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe đôi tai, giúp máu lưu thông máu ở tai tốt hơn, quá trình viêm tai cũng lành nhanh hơn.
Sản phẩm này đã có mặt gần 10 năm trên thị trường, được chuyên gia đánh giá cao. Nhiều người mắc bệnh viêm tai sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.
Cây cối xay và các thảo dược có tác dụng điều trị viêm tai
Viêm tai là bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Do đó, hiểu về bệnh và cách chữa trị viêm tai sẽ giúp bạn và người thân chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hãy tìm đến giải pháp từ thiên nhiên để cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, bạn nhé!.
Nguồn tham khảo:
1.https://www.healthline.com/health/ear-infections
2.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616