Tai trong là một bộ phận nằm trong khu vực xương đá của xương thái dương, được cấu tạo bởi ốc tai và hệ thống tiền đình. Ốc tai chịu trách nhiệm về thính giác và hệ thống tiền đình chịu trách nhiệm cân bằng cơ thể. Chính vì thế, người bị viêm tai trong thường có triệu chứng choáng váng, ù tai hay cảm thấy cơ thể đứng không vững. Vậy viêm tai trong là bệnh gì?
Bệnh viêm tai trong là gì?
Viêm tai trong là tình trạng vùng tai trong bị nhiễm trùng hoặc viêm. Cụ thể là vùng ốc tai hoặc dây thần kinh tiền đình bị nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và sức khỏe thính giác.
Tai trong do ốc tai, dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số 8) và dây thần kinh cảm giác cấu tạo nên. Ốc tai nhận nhiệm vụ thu thập thông tin về âm thanh. Hệ thống tiền đình thu thập thông tin về những chuyển động và thay đổi trong không gian tạo ra cảm giác cân bằng. Dây thần kinh thính giác sẽ gửi tất cả các thông tin này từ tai đến não.
Viêm tai trong là bệnh viêm nhiễm vùng tai trong
Khi một trong những dây thần kinh hoặc ốc tai bị nhiễm trùng hoặc kích ứng sẽ gây mất thính lực. Lúc này, thông tin truyền đến não không trùng khớp, gây ra hiện tượng chóng mặt, mất thính giác hoặc ù tai.
Viêm tai trong là bệnh thường gặp ở người từ 30 đến 60 tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng một bên tai, diễn ra trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài và giảm dần sau 3 đến 6 tuần.
Nguyên nhân gây viêm tai trong
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai trong. Nguyên nhân gây viêm tai trong phổ biến nhất đến từ các bệnh lý do vi-rút gây ra. Chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm; Nhiễm vi-rút herpes gây bệnh thủy đậu, bệnh zona, bệnh sởi; Bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản),... Đôi khi, nhiễm trùng tai cũng là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm tai trong.
Ít phổ biến hơn, nhiễm trùng tai trong đến từ bệnh lý do vi khuẩn gây ra như viêm màng não, nhiễm trùng tai giữa,... Hoặc tình trạng tự miễn dịch cơ thể, dị ứng thuốc và dùng thuốc cũng dẫn đến viêm tai trong.
Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh viêm tai trong hơn đó là: Hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng rượu bia; Có tiền sử bị dị ứng; Căng thẳng kéo dài; Dùng thuốc theo toa hoặc thuốc kê đơn.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm tai trong
Triệu chứng viêm tai trong thường gặp
Các triệu chứng của viêm tai trong có thể xuất hiện một cách đột ngột, không có cảnh báo trước. Hoặc kéo dài trong một vài tuần và biến mất ngay sau đó. Hầu hết người bị viêm tai trong thường cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này nặng, nhẹ tùy lúc, đôi khi còn khiến bạn không thể ngồi vững.
Các triệu chứng gồm có:
- Chóng mặt
- Buồn nôn (tương tự như say xe hoặc say sóng)
- Nôn mửa
- Có cảm giác người lệch về một bên khi đi lại
- Chóng mặt, hoa mắt, thậm chí mờ mắt
- Mất thăng bằng
- Mất thính giác hoặc ù tai
Viêm tai trong có nguy hiểm không?
Thực tế, viêm tai trong không nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết, người bệnh đều hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Thính giác và khả năng cân bằng sẽ dần hồi phục theo thời gian. Các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ù tai cũng dần biến mất sau một vài ngày.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị viêm tai trong kịp thời khiến bệnh trở nặng thì có thể gây tổn thương tai trong vĩnh viễn và làm suy giảm thính lực. Về lâu về dài, bạn sẽ bị mất thăng bằng và mất thính lực một phần hoặc toàn bộ. Lúc đó, bạn phải dùng đến máy trợ thính để hỗ trợ khả năng nghe và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.
Ngoài ra, viêm tai trong cũng có thể dẫn đến chứng chóng mặt lành tính do tư thế. Chứng chóng mặt xuất phát từ những chuyển động đột ngột của đầu làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
Viêm tai trong dễ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm
Cách chữa viêm tai trong hiệu quả
Để điều trị viêm tai trong hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm viêm, thuốc ức chế tiền đình, thuốc chống buồn nôn hoặc thuốc kháng sinh cho trường hợp viêm tai trong do nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thảo dược hoặc các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng kháng viêm, giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm tai và cải thiện thính lực.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa là cách trị viêm tai trong hiệu quả. Một số loại thuốc không kê đơn thường được chỉ định trong điều trị viêm nhiễm tai trong như:
- Diphenhydramine: Là thuốc kháng histamine, chủ yếu được sử dụng để điều trị dị ứng, cảm lạnh. Đây là những triệu chứng thường gặp của viêm tai trong.
- Acetaminophen (Paracetamol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin): Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do viêm tai trong gây ra,...
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng Prednisone để giảm viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch và điều trị bệnh viêm nhiễm tai trong.
Viêm tai trong chủ yếu cho vi khuẩn và vi-rút gây ra nên cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi-rút. Đối với các triệu chứng buồn nôn, bác sĩ có thể chỉ định dùng Diazepam (Valium), Meclizine (Antivert), Promethazine Hydrochloride (Phenergen) và Lorazepam (Ativan).
Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng, cách dùng để giảm bớt tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung
Cách điều trị viêm tai trong tiếp theo chính là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thảo dược thiên nhiên để chống viêm, giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm tai trong.
Cây cối xay - Dược liệu quý trong điều trị viêm tai, tăng cường thính giác
Có rất nhiều loại dược liệu tốt cho thính giác, trong đó nổi bật nhất là cây cối xay. Cây cối xay mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, dễ dàng thu hái, dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Tất cả các bộ phận của cây cối xay đều có thể sử dụng làm thuốc.
Cây cối xay vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, rất hữu hiệu trong điều trị viêm tai trong. Cây cối xay còn có tác dụng chống viêm rất mạnh, làm giảm nhanh tình trạng viêm dây thần kinh tiền đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe thính giác và tăng thính lực cho đôi tai.
Ngoài thảo dược, bạn cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung được bào chế từ cây cối xay kết hợp với vảy ốc, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm, cẩu tích,... Các dược liệu này không chỉ hỗ trợ tiêu sưng, làm giảm triệu chứng ở người bị viêm tai trong mà còn bổ can thận âm, ổn định khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹo chữa viêm tai trong tại nhà
Mẹo chữa viêm tai trong tại nhà không thể phục hồi hoặc điều trị bệnh viêm tai trong như dùng thuốc và dùng thảo dược. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm cơn đau và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Bạn có thể áp dụng những mẹo sau:
- Chườm nước ấm vào tai bị viêm, sưng hoặc bị tổn thương do viêm tai trong.
- Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày để làm sạch ống tai và dịu các cơn đau họng.
- Dùng phèn chua kết hợp với ngũ bột tử và nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng chảy dịch trong tai, giảm đau rát và sát khuẩn cho tai bị viêm.
Cách phòng ngừa viêm tai trong
Duy trì chế độ sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai trong hiệu quả. Bạn có thể áp dụng theo các phương pháp dưới đây:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, giảm stress, căng thẳng kéo dài và kiểm soát tâm lý để không làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
- Viêm tai trong do vi khuẩn gây ra, cho nên phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh dùng chung thức ăn với người đang bị cảm, cúm hoặc bị nhiễm trùng tai giữa.
- Uống nhiều nước và tránh ăn đồ quá mặn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu và khí huyết giúp máu vận chuyển đến dây thần kinh tiền đình nằm trong tai trong tốt hơn.
Viêm tai trong là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Việc nắm được những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc liên quan đến bệnh viêm tai trong, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để nhận được tư vấn của chuyên gia.
Nguồn tham khảo:
https://www.harleystreetent.com/Blog/What-Are-The-Signs-and-Symptoms-of-an-Inner-Ear-Infection
https://www.medicalnewstoday.com/articles/inner-ear-infection