Viêm tai xương chũm là bệnh lý nhiễm trùng hiếm gặp và nguy hiểm. Bệnh nếu không chữa sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai xương chũm hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm
Theo thống kê, viêm tai xương chũm gặp ở đối tượng trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Viêm tai xương chũm thường là kết quả của một số bệnh về tai không được điều trị kịp thời, đúng cách như:
- Nhiễm trùng tai giữa: Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Nhiễm trùng tai giữa không điều trị sớm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây biến chứng viêm tai xương chũm nguy hiểm.
- Viêm tai Cholesteatoma: Cholesteatoma bản chất là một khối u da lành tính, phát triển ở phần giữa của tai, ngay sau khu vực màng nhĩ. Khi các tế bào da chết đi sẽ tích tụ lại và làm tắc nghẽn bên trong tai. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm tai xương chũm.
- Biến chứng của tình trạng viêm tai sau khi bệnh nhân mắc các bệnh như bạch hầu, sởi, cúm, ho gà trong thời gian dài.
- Nhiễm trùng tai gây ra do các chủng vi khuẩn nguy hiểm như Staphylococcus, Streptococcus, Haemophilus influenzae,... là nguyên nhân gây viêm tai xương chũm. Các tác nhân kể trên khi gặp môi trường và điều kiện thuận lợi sẽ tấn công và gây ra viêm nhiễm tại tai, lâu dần dẫn đến viêm tai xương chũm.
Mắc bệnh viêm tai giữa kéo dài dễ gây viêm tai xương chũm
Triệu chứng bệnh viêm tai xương chũm
Viêm tai xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào khu vực xương chũm ở xung quanh tai. Thông thường quá trình viêm kéo dài từ 5 - 7 ngày, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của viêm tai xương chũm:
Viêm tai xương chũm cấp tính
Viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm tai giữa khoảng 3 tuần. Triệu chứng bệnh diễn biến rầm rộ, dễ nhận biết và thường nhầm lẫn với các bệnh lý viêm tai.
Triệu chứng toàn thân:
- Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, sốt cao từ 39 - 40 độ C.
- Đau tai, giảm thính lực, một số trường hợp nặng có thể mê sảng, co giật,...
Triệu chứng cơ năng:
- Đau sâu trong lỗ tai, thường đau theo nhịp mạch đập. Cơn đau tăng dần và lan nhanh ra vùng xương chũm, thái dương.
- Nghe kém, chóng mặt, ù tai.
- Tai chảy mủ có mùi hôi.
Triệu chứng thực thể:
- Khu vực xương chũm quanh tai phù nề, sưng, đau.
- Mủ chảy từ tai có màu xanh vàng hoặc lẫn máu.
- Xuất hiện dấu hiệu sưng phồng quanh tai, vành tai bị đẩy ra phía trước, sưng tấy vùng cổ.
- Màng nhĩ phù nề.
Đau nhức là triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai xương chũm cấp tính
Viêm tai xương chũm mạn tính
Viêm tai xương chũm mạn tính xảy ra khi tai bị chảy mủ kéo dài trên 3 tháng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh vận động, viêm màng não,... Theo thống kê, viêm tai xương chũm mạn tính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về tai mũi họng.
Triệu chứng viêm tai xương chũm mãn tính thường ở mức độ nặng, khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng cơ năng:
- Chảy mủ ở tai thường xuyên, mủ có mùi thối rất khó chịu.
- Tai đau âm ỉ, đau lan sang nửa vùng đầu. Bệnh nhân bị viêm tai xương chũm mạn tính thỉnh thoảng còn lên cơn đau dữ dội.
- Giảm thính lực nặng nề.
Triệu chứng thực thể:
- Soi tai thấy lỗ màng tai nham nhở, có nhiều mảng trắng đặc trưng của Cholesteatoma.
- Nghe kém, thường xuyên đau nhức tai.
Viêm tai xương chũm mạn tính dễ gây nghe kém
Cách điều trị viêm tai xương chũm hiệu quả
Trước đây, phương pháp điều trị viêm tai xương chũm duy nhất là can thiệp phẫu thuật để khoét rộng xương chũm kết hợp với kháng sinh để chống viêm. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, viêm tai xương chũm phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả nhờ các cách sau:
Điều trị bằng tây y
Theo các chuyên gia, viêm tai xương chũm mức độ nhẹ có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trường hợp viêm tai xương chũm đã tiến triển nặng nề cần có sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Các thuốc chữa bệnh viêm tai xương chũm:
Kháng sinh là sự lựa chọn đầu tay đối với cả viêm tai xương chũm cấp và mạn tính. Một số thuốc phổ biến như: Amoxicillin, Acetaminophen… hoặc các thuốc chống viêm, giảm phù nề như: Diclofenac, Ibuprofen,...
Riêng với bệnh viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân thường được chỉ định thêm các thuốc nhỏ tai, kháng sinh đường uống như Cephalosporin để tiêu diệt vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị, bệnh nhân có thể dùng thêm một số thuốc nhỏ mũi chống sung huyết, giảm phù nề như: Sunfarin, Collydexa, Xylometazoline,... Những thuốc này có công dụng làm sạch khu vực hốc mũi, tai giữa và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Điều trị viêm tai xương chũm bằng các thuốc tây y
- Phẫu thuật:
Trường hợp viêm tai xương chũm nặng, không đáp ứng với thuốc hay xuất hiện khối Cholesteatoma, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp biện pháp phẫu thuật nhằm đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Chích rạch mủ hay phẫu thuật dẫn lưu chất lỏng là phương pháp ngoại khoa được áp dụng nhiều nhất. Cách làm này giúp giảm áp lực cho tai, hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não hay áp xe não.
Ngoài ra, một số biện pháp phẫu thuật khác như chỉnh hình xương chũm, loại bỏ tế bào xương chũm cũng được áp dụng. Sau khi trải qua phẫu thuật, bệnh nhân thường được chỉ định thêm thuốc giảm đau, kháng sinh và kiểm tra định kỳ vết mổ để tránh nhiễm trùng.
Điều trị viêm tai xương chũm bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị bằng đông y
Theo quan niệm đông y, viêm tai xương chũm do tà độc kết tụ tại xương chũm gây viêm nhiễm. Ngoài ra, khí huyết trong cơ thể hư suy tạo cơ hội cho độc tố bên ngoài xâm nhập vào cũng là nguyên nhân điển hình gây bệnh.
Một số bài thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai xương chũm gồm:
- Bài thuốc kết hợp sài hồ và long đởm giúp thanh nhiệt, trừ thấp, điều trị viêm tai giữa, viêm tai xương chũm cấp và mạn tính hiệu quả.
- Bài thuốc thanh tỳ thang gồm các dược liệu bạch truật, bạch chỉ, bán hạ, nhân sâm, phục linh,... giúp kiện tỳ, điều trị viêm tai mạn tính cho trẻ nhỏ.
- Bài thuốc tri bá địa hoàng gồm đan bì, bạch linh, thục địa, hoài sơn giúp thanh nhiệt, bổ thận, dưỡng âm, tốt cho người bệnh viêm tai xương chũm mạn tính.
- Bài thuốc từ cây cối xay có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, giúp chữa các chứng ù tai, điếc tai, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Đặc biệt, người bệnh viêm tai xương chũm có thể tham khảo sản phẩm thảo dược chứa thành phần cây cối xay kết hợp với đan sâm, thục địa, cẩu tích,... Sản phẩm được bào chế ở dạng viên uống rất tiện lợi trong quá trình sử dụng mà vẫn đảm bảo mang đến hiệu quả cao cho người dùng.
Điều trị viêm tai xương chũm bằng bài thuốc từ đông y
Viêm tai xương chũm có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mong rằng, những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm tai xương chũm hiệu quả.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về tình trạng viêm tai xương chũm, hãy để lại thông tin, chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
THAM KHẢO: