Viêm tai ngoài có mủ là dấu hiệu cho thấy quá trình nhiễm trùng đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Lúc này, ống tai bắt đầu có mủ chảy ra bên ngoài. Viêm tai ngoài có mủ không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thính lực. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài có mủ

Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh. Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai ngoài. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm tai ngoài là do thói quen bơi lội, đặc biệt ở những vùng nước không sạch sẽ. Thông thường, vi khuẩn Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. Trong một số trường hợp hiếm, nhiễm trùng có thể gây ra bởi nấm.

Các nguyên nhân khác có thể gây viêm tai ngoài gồm có: Gãi tai hoặc bên trong tai; Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhọn; Có vật lạ mắc kẹt trong tai; Mắc các bệnh về da mạn tính như chàm hoặc vảy nến.

Khi bị viêm tai ngoài, bạn sẽ dễ gặp các triệu chứng như: Đau tai, đau nhiều hơn khi ấn vào tai; Ngứa trong tai; Sốt nhẹ; Mủ chảy ra từ trong tai; Ù tai hoặc suy giảm thính lực…

Viêm tai ngoài có mủ gây ù tai, nghe kém – Hãy cẩn trọng!

Viêm tai ngoài không phải bệnh khó điều trị nhưng nếu chậm trễ sẽ gây nhiều biến chứng cho sức khỏe. Theo chuyên gia, khi bị viêm tai ngoài có mủ kéo dài sẽ làm tổn thương ống tai, viêm nhiễm lây lan vào tai giữa và tai trong gây chứng ù tai, sức nghe bị suy giảm nghiêm trọng.

Nhiều người bị viêm tai giữa có mủ nhưng do không điều trị sớm nên khiến thính lực bị suy giảm nhiều. Điển hình như trường hợp của anh N.V.H ở Hải Dương. Anh H. thường xuyên đi bơi ở con sông gần nhà, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng. Cũng bởi vậy mà anh bị viêm tai ngoài thường xuyên. Những lần trước, mỗi khi tai bị viêm, anh uống thuốc thì khỏi ngay. Nhưng lần này, anh thấy tai đau, ngứa và có cả mủ chảy ra ngoài. Hơn thế, anh còn nhận thấy thính lực kém đi nhiều, tai lúc nào cũng nghe thấy tiếng kêu e e rất khó chịu.

Nhận thấy tình trạng ngày càng xấu, anh H. lên Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khám thì được chẩn đoán bị viêm tai ngoài có mủ, viêm nhiễm đã lan sang cả tai giữa. Tình trạng của anh khá nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm, viêm sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng lớn tới thính lực, thậm chí anh H. còn có nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Theo chuyên gia, những trường hợp như của anh H là không hiếm. Vì không nhận thức đúng được mức độ nguy hiểm của bệnh cộng với tâm lý chủ quan mà rất nhiều người bị điếc tai hoàn toàn, khó có khả năng phục hồi.

Cách chữa viêm tai có mủ phổ biến hiện nay

Mục đích điều trị viêm tai ngoài là giảm nhiễm trùng và khôi phục sự tổn thương tại ống tai. Do vậy, hướng điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng các loại thuốc như:

- Thuốc giảm đau: Được chỉ định trong trường hợp viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ. Các loại thuốc giảm đau có thể bao gồm thuốc xịt không kê toa hoặc những loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số thuốc chữa bệnh thường được chỉ định là Paracetamol, Ibuprofen,…

- Thuốc nhỏ tai: Hiện nay, có rất nhiều thuốc nhỏ tai được sử dụng với các mục đích khác nhau. Mỗi loại sẽ được dựa trên từng trường hợp cụ thể:

+ Thuốc nhỏ tai steroid: Các loại thuốc này giúp kháng viêm và cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

+ Thuốc nhỏ tai chứa axit: Giúp phục hồi môi trường của ống tai ngoài và tiêu diệt các tác nhân gây hại trong cơ thể.

+ Thuốc nhỏ tai chống nấm: Nếu nấm là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nhiễm thì thuốc chống nấm sẽ giúp ích trong những trường hợp này.

Mỗi loại thuốc đều được kê đơn với các liều dùng cụ thể. Vì vậy, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ.

- Thuốc kháng sinh: Chỉ khi bệnh phát sinh vấn đề nghiêm trọng hoặc quá trình viêm nhiễm có thể lan ra ngoài ống tai, người bệnh mới được sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cần cẩn trọng vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Để tình trạng viêm tai ngoài nhanh chóng được cải thiện, người mắc cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: Tránh thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ; Hạn chế bơi lội hoặc để nước lọt vào tai khi tắm. Bên cạnh đó, để phòng tránh điếc tai vĩnh viễn, nhiều chuyên gia khuyên người bị viêm tai ngoài có mủ nên sử dụng sản phẩm chứa nguồn gốc thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe thính giác, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm ở tai, phòng ngừa các triệu chứng ù tai, giảm sức nghe hiệu quả.

Khi bị viêm tai giữa có mủ, bạn hãy tìm phương pháp điều trị sớm và đừng quên kết hợp dùng sản phẩm thảo dược để tình trạng viêm tai ngoài sớm được cải thiện, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thính lực, bạn nhé!