Ráy tai quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây nghe kém, suy giảm thính lực. Thế nhưng, việc lấy ráy tai không đúng cách cũng có thể khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Đâu là cách lấy ráy tai đúng, phòng ngừa tình trạng điếc tai, nghe kém hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết ở trong bài viết sau.
Ráy tai – Nguyên nhân phổ biến khiến tai nghe kém
Ráy tai là chất bã nhờn do các tuyến hạch nhỏ ở ống tai ngoài tiết ra trộn lẫn với những tế bào chết rơi trong lỗ tai. Lớp ráy tai được tạo ra với mục đích bảo vệ thính giác khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, dị vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chúng cũng giúp bảo vệ tai khỏi bị nước vào.
Trong thành phần ráy tai có các chất kết dính để bẫy vi khuẩn, giữ lại bụi bẩn, côn trùng nếu chẳng may bay vào tai, không cho chúng vào sâu bên trong gây hại cho thính lực. Hơn nữa, ráy tai cũng có nhiệm vụ làm giảm bớt cường độ sóng âm thanh trước khi tới màng nhĩ, tránh cho màng nhĩ bị kích thích quá mạnh. Do vậy, những tiếng ồn như tiếng động cơ máy bay, tiếng sét, tiếng nổ,... sẽ không làm tổn hại đến tai.
Tuy nhiên, nếu ráy tai tích tụ, nó có thể ngăn chặn ống tai. Ráy tai sau đó sẽ hoạt động như rào chắn âm thanh, ngăn chặn sóng âm truyền vào tai trong. Kết quả là bạn sẽ bị điếc dẫn truyền – một dạng mất thính lực do các vấn đề với ống tai hoặc tai giữa. Điếc dẫn truyền có thể làm cho âm thanh bị méo mó, khó nghe hơn.
Loại khiếm thính này thường là tạm thời, sức nghe sẽ được cải thiện khi ráy tai được loại bỏ. Tuy nhiên, nếu để ráy tai tắc nghẽn quá lâu sẽ khiến vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và làm cho tình trạng nghe kém nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn.
Lấy ráy tai sai cách có thể khiến tai điếc nặng hơn
Ráy tai nhiều có thể là nguyên nhân khiến tai bị nghe kém, ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy mà không ít người thường xuyên lấy ráy tai để cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, việc lấy ráy tai không đúng cách có thể làm cho da ống tai bị trầy xước, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Hơn nữa, lấy ráy tai không đúng cũng có thể đẩy khối ráy vào sâu trong ống tai, sát vào màng nhĩ gây ra hiện tượng ngứa tai, đau tai, ù tai, chóng mặt, viêm tai, giảm thính lực và gây điếc. Trong trường hợp ráy tai quá to có thể chèn ép, kích thích dây thần kinh phế vị gây phản xạ ho.
Theo số liệu công bố mới đây thì có tới 58,4% người bị đau tai phải điều trị do lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc. Viện tai mũi họng Mỹ cũng cho biết, có trên 57% người già, khoảng 5% người lớn và 10% trẻ em bị ảnh hưởng thính lực do lấy ráy tai không đúng cách.
Cách lấy ráy tai khoa học, phòng ngừa nghe kém, suy giảm thính lực
Trên thực tế, khi ráy tai khô sẽ tự bong ra hoặc cử động khi nhai của xương hàm sẽ đẩy chúng rơi ra ngoài mà không cần sự tác động trực tiếp. Tuy nhiên, với một số người có lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều gây tắc ứ trong ống tai, không thể nghe được âm thanh bên ngoài thì việc lấy ráy tai là cần thiết.
Nhưng không phải là bằng cách dùng tăm bông, que ngoáy tai sắt, inox, chìa khóa, nắp bút, que tăm... Thay vào đó, nên áp dụng những cách dưới đây để không gây hại thính lực:
- Lấy ráy tai bằng nước muối sinh lý: Bạn để nghiêng đầu về phía tường nhà và nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào tai, giữ nguyên đầu trong vài phút. Sau đó nghiêng đầu theo hướng ngược lại để nước thoát khỏi tai và dùng khăn sạch để loại bỏ ráy tai.
- Cách lấy ráy tai bằng nước ấm: Bạn có thể sử dụng nước ấm sạch và tinh khiết để loại bỏ ráy tai của mình. Nước ấm cũng rất hữu hiệu trong việc làm mềm ráy tai khiến chúng được loại bỏ một cách dễ dàng. Tuy nhiên bạn nên sử dụng nước tinh khiết để làm giảm nguy cơ vi khuẩn gây hại cho tai.
- Lấy ráy tai bằng Hydrogen Peroxide: Hydrogen Peroxide là một phương pháp rất phổ biến để làm sạch tai, nó giúp làm mềm ráy tai đồng thời có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm.
- Lấy ráy tai bằng dầu oliu: Bạn nhỏ một vài giọt oliu vào trong tai và che lại bằng một miếng bông rồi để trong khoảng 10 phút. Sau đó bỏ miếng bông ra và nghiêng tai theo hướng ngược lại để dầu chảy ra. Sử dụng tăm bông mềm lau nhẹ nhàng ống tai để loại bỏ chất bẩn.
Sử dụng thảo dược để ngăn ngừa nghe kém do nhiều nguyên nhân
Bên cạnh việc chú ý nhớ lấy ráy tai đúng cách, bạn nên dùng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị, bảo vệ thính lực, ngăn ngừa ù tai, điếc tai. Đặc biệt trên thị trường, các sản phẩm có thành phần từ cây cối xay luôn được mọi người tin dùng vì hiệu quả cũng như độ an toàn mà vị thuốc này mang lại.
Lấy ráy tai không đúng cách có thể là nguyên nhân gây nghe kém, suy giảm thính lực. Hãy áp dụng cách lấy ráy tai như trên và sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để thính lực luôn khỏe mạnh, bạn nhé!