Chứng bệnh ù tai là tình trạng ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Rất nhiều người đang bị ù tai nhưng vẫn chưa thực sự hiểu hết về tình trạng này nên không có phương pháp điều trị đúng, dẫn tới hiệu quả chưa cao. Vậy ù tai là gì? Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Chứng bệnh ù tai là gì?

Chứng ù tai là nhận thức về âm thanh trong tai của bạn ngay cả khi không có tiếng ồn bên ngoài tác động vào. Những người mắc chứng ù tai thường cảm nhận được các âm thanh như: Tiếng ve kêu, tiếng ong kêu, tiếng nước chảy… Một số người bị ù tai ngắt quãng, nhưng nhiều người lại nghe thấy tiếng kêu liên tục suốt cả ngày lẫn đêm.

Hiệp hội ù tai Hoa Kỳ ước tính, khoảng 50 triệu người Mỹ bị ù tai ở một mức độ nào đó; 16 triệu người có triệu chứng nghiêm trọng và cần phải được điều trị y tế; 2 triệu người bị suy nhược nghiêm trọng, có nguy cơ trầm cảm vì tình trạng ù tai, có tiếng kêu trong tai.

Xem thêm: Điếc hỗn hợp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây ù tai

Chứng bệnh ù tai có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến chứng ù tai cần phải điều trị, trong khi đó, có những nguyên nhân khác dẫn đến chứng ù tai tạm thời và dễ dàng tự biến mất. 

Các nguyên nhân phổ biến của chứng bệnh ù tai bao gồm:

- Ráy tai: Sự tích tụ của ráy tai trong ống tai có thể làm giảm khả năng nghe. Điều này khiến hệ thống thính giác tạo ra sự kích thích dưới dạng tiếng ồn không tồn tại, đó chính là tiếng ù tai.

 Ráy tai nhiều gây ù tai

Ráy tai nhiều gây ù tai

- Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho sự khởi phát của chứng ù tai. Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ù tai hiện có.

- Tiếng ồn lớn: Âm thanh lớn có thể làm hỏng hoặc thậm chí phá hủy các tế bào lông ở tai trong. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ù tai, sau đó là mất thính lực vĩnh viễn. Chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp tục nghe tiếng ồn lớn trong thời gian dài.

- Sử dụng thuốc gây độc cho tai: Một số loại thuốc có thể gây độc cho tai, khiến bạn nghe thấy tiếng kêu trong tai nếu sử dụng trong thời gian dài. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,…

 Sử dụng thuốc tây dễ gây ngộ độc tai

Sử dụng thuốc tây dễ gây ngộ độc tai

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ù tai khác như: Sử dụng tai nghe, điện thoại quá nhiều; Mắc các bệnh về tai như: Viêm tai giữa, thủng màng nhĩ…; Sử dụng nhiều bia, rượu, chất kích thích; Mắc các bệnh liên quan như: Huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường… 

Xem thêm: Bị ù tai khi tập thể dục, phải làm sao?

Chứng bệnh ù tai có tự khỏi được không?

Ù tai kéo dài không chỉ dẫn tới thính lực kém mà còn gây ra rất nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, các mối quan hệ xã hội và chất lượng công việc.

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ù tai, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một số thay đổi trong sinh hoạt và chế độ ăn uống như sau:

- Hãy vặn nhỏ âm thanh của tivi, đài, máy nghe nhạc: Giống như khi nghe tiếng ồn lớn, việc mở nhạc quá to cũng có thể ảnh hưởng tới thính lực. Chính vì vậy, hãy luôn đảm bảo những thiết bị âm thanh của gia đình bạn đang không được vặn quá lớn.

 Hạn chế nghe nhạc lớn giúp phòng ngừa ù tai

Hạn chế nghe nhạc lớn giúp phòng ngừa ù tai

- Hạn chế thời gian tiếp xúc với những hoạt động có tiếng ồn lớn. Nếu buộc phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn thì bạn nên sử dụng thiết bị bảo vệ tai và thính lực giúp ngăn chặn nguy cơ ù tai.

- Bổ sung đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường thính lực, từ đó phòng ngừa ù tai, ve kêu trong tai hiệu quả. Các thực phẩm tốt cho thính lực có thể kể đến như: Đồ ăn giàu kali, magie, kẽm,…

- Tập luyện đều đặn: Các môn thể thao giúp thư giãn, giảm căng thẳng cũng hữu ích trong việc phòng ngừa ù tai. Những bài tập yoga, bài tập thư giãn,… đều giúp giảm ù tai hiệu quả.

- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Việc sử dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thính lực, khiến bạn dễ bị ù tai, nghe kém hơn.

Xem thêm: Điếc tần số cao: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về chứng ù tai. 

Thảo Nguyên