Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ loãng xương có nguy cơ bị điếc đột ngột cao gấp 2 lần so với người không có bệnh về xương.

Bị loãng xương có nguy cơ cao gây điếc đột ngột

Các nhà nghiên cứu tin rằng: Quá trình loãng xương nhanh chóng không những tăng nguy cơ điếc tai đột ngột, mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống khác trong cơ thể.

Đột ngột mất thính giác (SSHL) còn gọi là điếc, là hiện tượng mất thính lực nhanh chóng thường xảy ra ở một bên tai. Nó thường xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn hoặc có thể diễn ra trong suốt nhiều ngày. Trong đó âm thanh nghe được như bịt nghẹt lại và giảm dần. Khoảng một nửa trong số những người mắc SSHL sẽ tự lấy lại thính giác của mình, nhưng điều quan trọng là phải tìm ra cách điều trị bệnh ngay lập tức nhờ sự giúp đỡ từ các loại thuốc có chứa steroid. Với những người được điều trị thì có tới 85% cho thấy tình trạng phục hồi khả năng nghe nhưng số còn lại không những mất thính lực mà tình trạng của họ càng tiếp tục xấu đi.

Tác giả của nghiên cứu Tiến sĩ Kai-Jen Tiên, Trung tâm y tế Chi Mei, Đài Loan cho biết: “Ở những người trưởng thành, bệnh loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe xương mà còn ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và mạch máu não. Phát hiện của chúng tôi cho thấy, mất thính giác đột ngột có thể là một căn bệnh rộng lớn liên quan đến chứng loãng xương”.

Ở Vương quốc Anh, tổng cộng có tới 2,3 triệu phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương. Phụ nữ càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ bị loãng xương vì tốc độ loãng xương tăng lên trong thời kì mãn kinh. Hàng năm có 89.000 người gãy xương chậu liên quan đến loãng xương, vì thế, chi phí y tế và xã hội nước Anh phải chi lên đến 6.000.000Euro/ngày.

Theo một báo cáo trong tạp chí của Hiệp hội Nội tiết lâm sàng Endocrinology & Metabolism, cuộc nghiên cứu cũng đã kiểm tra bệnh án của 10.660 người dân Đài Loan được chẩn đoán loãng xương, từ những năm 1999 và 2008. Họ được so sánh với 31.980 người không có bệnh này. Bằng cách sử dụng hồ sơ bảo hiểm quốc gia, các nhà nghiên cứu đã phân tích, chẩn đoán số người tham gia bị điếc đột ngột vào cuối năm 2011.

Kết quả cho thấy, những người bị loãng xương có nguy cơ bị điếc đột ngột cao hơn 1,76% so với nhóm không bị loãng xương. Tiến sĩ Tiên nói: "Nhiều người trên thế giới đang bị loãng xương và công việc của chúng tôi là cho thấy họ có nguy cơ bị điếc, gãy xương và các vấn đề khác". Ông cũng nói thêm: "Những bệnh nhân bị loãng xương nên biết rằng, cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu họ bị mất thính lực”