Cây cối xay còn có nhiều tên gọi khác như: giàng xay, kim hoa thảo…từ lâu đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chữa rất nhiều bệnh như cảm sốt, đau đầu, chấn thương, đặc biệt là chữa các bệnh về tai như: tai ù, tai điếc, viêm tai...


Cối xay thường mọc hoang ở khắp nơi, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, thường gặp ở các bờ rào, vườn tược hay bãi đất hoang. Vì có nhiều công dụng chữa bệnh nên cây còn được trồng ở các vườn thuốc để thu hái làm dược liệu. Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao khoảng 1-1,5m, hoa có màu vàng, toàn thân cây phủ lông mềm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây, đôi khi còn dùng cả rễ.

Cây cối xay điều trị ù tai

Cây cối xay

Nghiên cứu tại  Ấn Độ. Thời gian 10 năm 2011 kết luận rằng, chiết xuất ethanol của A. Indicumcho có tác dụng chống viêm tương đương Ibuprofen
 
Trong Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, thường dùng để chữa các chứng đau đầu, phù thũng, bí tiểu, chấn thương… đặc biệt từ lâu đời, dân gian đã dùng cây cối xay để chữa các chứng bệnh về tai như: tai ù, tai điếc, nghễnh ngãng, viêm tai giữa... Có một số bài thuốc dùng  cối xay rất dễ áp dụng như:

- Bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.


- Bài thuốc chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá cối xay 20-30g, ích mẫu 12-16g, nấu với 300ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.


- Bài thuốc chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm: Quả cối xay (hoặc toàn cây) khô 30g, hoặc tươi 60g, nấu canh với thịt lợn nạc để ăn cơm.


Hiện nay, tình trạng suy giảm thính lực càng ngày càng gia tăng, không chỉ ở những người già mà còn hay gặp ở cả những người trẻ tuổi. Suy giảm thính lực có rất nhiều nguyên nhân, có thể do viêm tai, nhiễm vi khuẩn, virus hay chấn thương, lạm dụng thuốc gây độc đối với tai…Việc điều trị suy giảm thính lực cần phải dựa vào khai thác tiền sử của bệnh nhân, điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Các thuốc tây y hiện nay hầu như chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời cho bệnh nhân, ít tác động vào nguyên nhân. Theo y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai, chính vì thế để chữa các bệnh tai ù, tai điếc thì việc dùng các thuốc bổ thận là rất quan trọng đối với những người bị suy giảm thính lực.

Chúc bạn sức khỏe!