Có thể nói, ngãng tai là biểu hiện của sự suy giảm thính giác ở một hoặc cả hai bên tai. Theo thống kê, có khoảng 30 - 35% người từ 65 tuổi trở lên gặp phải tình trạng nghe kém, ngãng tai.

Ngãng tai là gì?

Ngãng tai (hay còn gọi tai nghễnh ngãng, lãng tai, điếc tai) là tình trạng suy giảm sức nghe, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi. Ngãng tai thường diễn ra âm thầm, đến khi khả năng nghe giảm nghiêm trọng mới phát hiện ra.

Người bị ngãng tai có khả năng nghe kém hơn người bình thường. Âm thanh nhận được có lúc rõ lúc không với âm lượng nhỏ, gây cản trở đến hoạt động nghe và hiểu khi giao tiếp.

Người bị tai nghễnh ngãng sẽ thường xuyên gặp phải những triệu chứng sau:

  • Nghe không rõ nên gặp khó khăn trong giao tiếp, nhất là khi nói chuyện qua điện thoại hoặc video call.
  • Thường phải yêu cầu người đối diện lặp lại câu nói.
  • Không nghe được trong môi trường nhiều tiếng ồn.
  • Nghe không rõ nên thường cảm thấy người khác như đang nói thì thầm, lẩm bẩm.
  • Khó chịu với những tiếng gió rít, tiếng cót két, tiếng chuông,...
  • Ù tai, nghe như có tiếng vo ve, o o, u u, tiếng rột rột trong tai,... Đôi khi còn bị ngứa hoặc đau bên trong tai, có cảm giác chóng mặt hoặc đứng không vững.
  • ngang-tai-thuong-xuat-hien-o-nguoi-cao-tuoi

Ngãng tai thường xuất hiện ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ngãng tai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngãng tai, làm suy giảm thính lực. Việc tìm ra chính xác nguyên nhân điếc tai sẽ giúp quá trình điều trị nhanh, hiệu quả hơn.

Nguyên nhân chính khiến ngãng tai

Những nguyên nhân sau có thể làm thính lực của bạn giảm dần dần:

  • Tổn thương tai trong: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây mòn và rách các sợi lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai. Khi các sợi lông này bị tổn thương, quá trình truyền tín hiệu từ ốc tai đến não bị gián đoạn, gây ra hiện tượng ngãng tai.
  • Ráy tai tích tụ dần: Việc vệ sinh tai không thường xuyên có thể khiến bụi bẩn tích tụ làm tắc ống tai và ngăn cản sự dẫn truyền của sóng âm thanh. Tai nghễnh ngãng, nghe không rõ cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân này.
  • Nhiễm trùng tai: Viêm nhiễm tai ngoài, tai giữa hay tai trong đều có thể gây suy giảm thính lực, làm lãng tai, nghe kém.
  • Thủng màng nhĩ: Tiếng ồn lớn, sự thay đổi áp suất đột ngột hoặc có vật thể tác động mạnh làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bạn.

su-dung-tai-nghe-nhieu-voi-am-luong-lon-khien-tai-bi-nghenh-ngang

Sử dụng tai nghe với âm lượng lớn khiến tai bị nghễnh ngãng

Yếu tố nguy cơ gây ngãng tai

Bên cạnh những nguyên nhân nói trên, các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể làm tăng khả năng ngãng tai:

  • Người già trên 60 tuổi có thể bị suy giảm thính lực cho tuổi tác.
  • Người sống ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn, chẳng hạn như gần công trình xây dựng, tiếng máy móc, tiếng súng nổ,...
  • Có người thân trong gia đình bị khiếm thính hoặc bị rối loạn di truyền về thính lực.
  • Người bị chấn thương hoặc chấn thương vùng đầu.
  • Người bị bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
  • Một số loại tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ngãng tai như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,...

Bị ngãng tai có nguy hiểm không?

Thực chất, ngãng tai không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Tai nghe khó, nghe không rõ khiến bạn gặp khó khăn khi giao tiếp nên cần người đối diện lặp đi lặp lại câu nói nhiều lần. Điều đó khiến đối phương cảm thấy phiền, bạn cảm thấy tự ti, không muốn tiếp xúc với người khác. Lâu ngày, bạn tự cô lập bản thân và tránh khỏi các mối quan hệ xã hội, đôi khi dẫn đến chứng trầm cảm.

Khi bị ngãng tai, ban đầu chỉ là các triệu chứng nghe khó, nghe kém. Lâu dần sẽ chuyển sang không thể nghe rõ những âm thanh thường ngày khiến bạn luôn trong trạng thái bực bội và khó chịu.

Bệnh ngãng tai không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng sống trong cảm giác tự cô lập, căng thẳng và stress do nghe không rõ khiến bạn khó có thể làm việc hiệu quả. Hơn nữa, ngãng tai có thể ảnh hưởng đến thu nhập và khiến bạn phải đối mặt với nhiều áp lực khác trong cuộc sống.

Cách chữa ngãng tai tại nhà hiệu quả

Muốn chữa ngãng tai hiệu quả và cải thiện thính giác, cần tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ngãng tai, nghe kém, suy giảm thính lực. Bên cạnh những cách áp dụng hàng ngày, bạn có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức khỏe cho đôi tai.

Chữa ngãng tai không dùng thuốc

Bạn có thể áp dụng ngay những cách sau đây để tai nghe rõ hơn: 

  • Nếu nhà bạn ở nơi thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn hoặc bị ô nhiễm tiếng ồn thì có thể lắp đặt cửa cách âm để hạn chế tiếng ồn. Trong trường hợp phải làm việc trong môi trường ồn ào, bạn cần sử dụng chụp tai, nút tai chuyên dụng,... để bảo vệ tai.
  • Nên nghe các loại nhạc nhẹ nhàng, sử dụng âm thanh tự nhiên với âm lượng vừa phải để thư giãn đôi tai. Tránh nghe nhạc quá lớn hoặc đeo tai nghe trong thời gian dài.
  • Không nên ngoáy tai quá nhiều. Chỉ nên ngoáy tai 2- 3 lần/ tháng, ngoáy từ từ và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương màng nhĩ.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe thính giác vào khẩu phần ăn mỗi ngày như thực phẩm giàu kẽm (có trong thịt bò, thịt heo, động vật có vỏ, các loại cây họ đậu, sữa, trứng,...); Kali (có trong khoai lang, khoai tây, cải bó xôi, củ cải, cá hồi, sữa chua,...); Magie (có trong socola, bơ, các loại hạt, đậu hũ, chuối, rau lá xanh,...).
  • Hạn chế để nước lọt vào tai khi tắm vì dễ gây nhiễm trùng, khiến tình trạng ngãng tai nặng hơn.

nguoi-bi-ngang-tai-khong-nen-ngoay-tai-qua-nhieu

Người bị ngãng tai không nên ngoáy tai quá nhiều

Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để điều trị ngãng tai và tăng cường sức khỏe thính giác. Một trong những loại thảo dược tốt cho đôi tai là cây cối xay.

Cây cối xay là một vị thuốc dân gian mọc hoang hoặc có thể trồng được. Vị thuốc này có tính bình, vị hơi ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và điều trị ngãng tai, nghe kém, ù tai cực kỳ hiệu quả.

Có thể kết hợp cây cối xay với vảy ốc, thục địa, câu kỷ tử, đan sâm, cẩu tích,... Đây là bài thuốc đông y phòng ngừa ngãng tai, tăng khí huyết, tăng cường thính lực. Đặc biệt, đan sâm là một trong những thảo dược giúp tăng cường dưỡng chất nuôi hệ thần kinh tai, cải thiện tình trạng tai nghễnh ngãng.

cay-coi-xay-vi-thuoc-dan-gian-chua-u-tai-ngang-tai-viem-tai-hieu-qua

Cây cối xay - Vị thuốc dân gian chữa ngãng tai, ù tai, viêm tai hiệu quả

Hiện nay, các vị thuốc này đã được bào chế dưới dạng viên nén giúp cho quá trình sử dụng trở nên đơn giản hơn. Bạn có thể tìm đến các loại thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe cho đôi tai, cải thiện ngãng tai ngay tại nhà. Vừa an toàn lại vừa hiệu quả.

Thông tin về nguyên nhân và cách chữa ngãng tai đã được giải thích một cách cụ thể và chi tiết nhất. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/symptoms-causes/syc-20373072

https://www.healthyhearing.com/help/hearing-loss

https://www.cdc.gov/ncbddd/hearingloss/types.html