Bạn thường xuyên nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai khó chịu? Hãy cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy thận, xơ vữa động mạch, huyết áp cao,... Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây triệu chứng này và cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc ngay bài viết sau.
Nằm ngủ nghe tiếng tim đập trong tai - Dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai thực chất là biểu hiện của chứng ù tai. Tình trạng này còn được gọi là ù tai kiểu mạch đập. Đây là triệu chứng điển hình cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua.
Xơ vữa động mạch
Nghe thấy tiếng tim đập trong lỗ tai khi nằm ngủ có thể là triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch bản chất là tình trạng các thành động mạch dày và cứng lên khiến cholesterol bị tích tụ, lắng đọng nhiều tại mạch máu ở gần tai.
Điều này khiến cho lưu lượng máu xung quanh tai chảy mạnh hơn bình thường và gây ra hiện tượng người bệnh nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai.
Huyết áp cao
Theo nghiên cứu, những người có tiền sử cao huyết áp rất dễ gặp phải tình trạng nghe thấy tiếng tim đập trong tai khi nằm ngủ. Nguyên nhân bởi khi huyết áp tăng lên đột ngột, lưu lượng máu chảy trong các động mạch xung quanh tai sẽ nhiều hơn bình thường khiến tai nghe thấy âm thanh như tiếng tim đập.
Các mao mạch bất thường
Khi sự kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch hoặc mao mạch bị gián đoạn, máu trong mạch sẽ lưu thông nhanh với áp suất cao hơn. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh thường xuyên bị ù tai, nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai.
Mao mạch bất thường là nguyên nhân gây tiếng tim đập trong tai
Khối u ở cổ và đầu
Các chuyên gia y tế cho biết, khi vùng đầu hoặc cổ xuất hiện khối u đè lên mạch máu sẽ gây ra tình trạng ù tai, tai nghe thấy tiếng tim đập, khó nuốt, đau họng, ho ra máu,... Tình trạng trên nếu không chữa sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh.
Chức năng thận suy giảm
Thận có nhiệm vụ lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi thận suy giảm chức năng, các độc tố sẽ bị tích tụ lại gây tổn thương các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh thính giác khiến tai bị ù và khó tiếp nhận âm thanh.
Bệnh lý về tai
Một số bệnh về tai phổ biến như viêm tai giữa, xơ cứng tai, thủng màng nhĩ,... nếu không chữa sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan thính giác. Người bệnh bị các bệnh trên sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng điển hình như nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập, nghe kém, ù tai,...
Cách điều trị tiếng tim đập trong tai khi nằm ngủ
Nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai kéo dài sẽ gây mất ngủ, suy giảm thính lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục hiệu quả triệu chứng này, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị phổ biến sau:
Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Nếu triệu chứng nằm nghe thấy tim đập được xác định bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý thông qua các xét nghiệm như siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,... bạn bắt buộc phải tuân thủ chỉ định của chuyên gia y tế. Việc này sẽ giúp cắt đứt cơ chế bệnh sinh gây suy giảm thính lực và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Một số thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị ù tai, tai nghe tiếng tim đập gồm thuốc giãn cơ trơn, thuốc tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, thuốc kháng histamin,... Ngoài ra, nhiều người bệnh sẽ được chỉ định thêm thuốc an thần, meprobamat, barbiturate để giảm áp lực lên hệ thống thần kinh.
Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ù tai kiểu mạch đập bằng thuốc tây
Tăng cường rèn luyện thể lực
Theo các chuyên gia y tế, tăng cường vận động thể lực sẽ giúp nâng cao sức đề kháng. Tập luyện cũng giúp ổn định tâm lý và hỗ trợ điều trị các chứng ù tai, nghe thấy tiếng tim đập trong tai khó chịu. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp người bệnh ngủ ngon, chống trầm cảm và giảm ảnh hưởng tiêu cực của chứng ù tai tới tâm lý.
Chính vì vậy, bạn nên tạo thói quen tập thể dục ít nhất từ 3 - 5 lần/tuần. Một số bài tập tốt cho sức khoẻ được khuyến khích gồm đi bộ, thiền, yoga,...
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ổn định huyết áp, tốt cho hệ tim mạch nên giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng có tiếng tim đập trong tai. Thực tế đã chứng minh, nhiều người nghe thấy tiếng tim đập trong tai đã cải thiện nhờ xây dựng chế độ ăn lành mạnh.
Theo nghiên cứu, tình trạng ù tai sẽ ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, thực phẩm nhiều muối,... Còn chế độ ăn giàu chất xơ, omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng,... sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh lý gây ù tai.
Những chất này được tìm thấy nhiều trong cá hồi, cá ngừ, bông cải xanh, súp lơ,... Vì vậy, bạn có thể bổ sung các thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày nếu đang gặp dấu hiệu nghe thấy âm thanh lạ khi nằm ngủ.
Xây dựng chế độ ăn khoa học giúp giảm tiếng tim đập trong tai hiệu quả
Sử dụng bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên
Theo quan niệm đông y, các loại thảo dược có tác dụng hoạt huyết, bổ thận có thể giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao, nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng.
Một số thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tai:
- Cây cối xay: Có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm các chứng ù tai do viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm tai, điếc tai,... Người bệnh nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong tai có thể sử dụng sản phẩm thảo dược kết hợp giữa cây cối xay và một số thành phần quý khác như thục địa, đan sâm,... để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Câu kỷ tử: Công dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, sưng viêm ở người bệnh bị viêm tai, ù tai.
- Thục địa: Tác dụng bổ thận âm, dùng nhiều trong các trường hợp suy giảm chức năng thận dẫn đến ù tai, nằm nghe thấy tim đập.
- Đan sâm: Giúp bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tiêu sưng, giảm ù tai khó chịu.
Chữa nằm ngủ nghe thấy tiếng tim đập trong lỗ tai bằng thảo dược
Nằm ngủ nghe thấy thấy tim đập trong tai cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi dưới đây, các chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
THAM KHẢO:
https://www.webmd.com/healthy-aging/aging-pulsatile-tinnitus#1