Có tiếng nổ lách tách trong tai gây nhiều khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Việc tìm ra nguyên nhân gây tiếng nổ lách tách trong tai sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao hơn.

Nguyên nhân gây tiếng nổ lách tách trong tai

Có tiếng nổ lách tách trong tai là triệu chứng điển hình của ù tai. Đây là tình trạng phổ biến ở cả người cao tuổi và thanh thiếu niên. Ngoài tiếng lách tách trong tai, tình trạng ù tai còn có nhiều biểu hiện khác như: Nghe thấy tiếng ù ù , o o, e e bên trong tai. 

Có nhiều nguyên nhân gây ù tai, có tiếng nổ lách tách trong tai. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Ráy tai quá nhiều: Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi ráy tai quá nhiều sẽ làm cản trở âm thanh từ ngoài vào trong. Ráy tai tích tụ quá nhiều còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm ở tai. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy có triệu chứng ù tai, nghe tiếng lách tách trong tai.
  • Sử dụng thuốc điều trị kéo dài: Dùng một số thuốc điều trị như: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc lợi tiểu… có thể ảnh hưởng tới thần kinh thính giác. Điều này gây ra triệu chứng ù tai, có tiếng lách tách trong tai.
  • Để nước lọt vào tai khi tắm: Nước lọt vào tai thường không gây quá nhiều ảnh hưởng cho thính lực. Tuy nhiên, nếu nước lọt vào tai quá nhiều lần sẽ mang theo vi khuẩn gây viêm nhiễm tai. Viêm nhiễm kéo dài làm tổn thương cơ quan thính giác và gây triệu chứng ù tai, tai có tiếng kêu lách tách.
  • Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai có thể do vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng tai không khó điều trị nhưng nếu kéo dài dễ gây nhiều biến chứng mà ù tai, có tiếng nổ lách tách trong tai là vấn đề thường gặp nhất.
  • Cơ quan ốc tai bị tổn thương: Ốc tai là bộ phận quan trọng giúp duy trì sự cân bằng và khả năng nghe của cơ thể. Trong ốc tai có các tế bào lông nhỏ giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh để truyền lên não theo dây thần kinh thính giác. Khi các bộ phận trong ốc tai bị tổn thương sẽ khiến âm thanh truyền lên não không đầy đủ. Điều này làm não nhận diện cả những tiếng nổ lách tách không có thực là âm thanh.
  • Chấn thương âm thanh: Việc tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn có thể làm tổn thương tế bào lông ở tai trong và gây điếc tai, nghe khó. Đây là lý do người làm việc trong môi trường có âm thanh cao thường xuyên nhận thấy trong tai có tiếng ù ù hay âm thanh lách tách.
  • Chức năng thận kém: Thận và tai là hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Đông y cho rằng, chức năng thận kém hay tốt sẽ được phản ánh qua thính lực. Khi thận khỏe thính lực sẽ không có vấn đề. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm sẽ gây ra các vấn đề về thính lực mà có tiếng nổ lách tách trong tai là triệu chứng điển hình.

viem-tai-gay-tieng-no-lanh-tach-trong-tai

Viêm tai gây tiếng nổ lách tách trong tai

Điều trị tiếng lách tách trong tai bằng cách nào?

Dù không phải tình trạng quá nghiêm trọng nhưng nếu điều trị muộn hoặc sai cách, tình trạng có tiếng nổ lách tách trong tai dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó, nếu đang gặp vấn đề này, bạn cần tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh điều trị các bệnh lý nguyên nhân, việc thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng giúp tăng cường thính lực, điều trị ù tai, tiếng kêu trong tai, cụ thể:

- Không sử dụng thuốc bừa bãi: Dùng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe và thính lực. Do đó, khi dùng thuốc, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại cho cơ thể nói chung và thính giác nói riêng. Nicotin trong thuốc lá giống như một chất kích thích, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu tới thần kinh thính giác. Nếu bạn bị ù tai, hút thuốc lá sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng này.

- Hạn chế đồ ăn nhiều muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp cao làm lưu lượng máu tới tai trong bị rối loạn, khiến triệu chứng có tiếng lách tách trong tai ngày càng nặng. Do đó, nếu đang bị ù tai, có tiếng lách tách trong tai, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều muối để tình trạng này sớm cải thiện.

nguoi-bi-u-tai-trong-tai-co-tieng-lach-tach-khong-nen-an-thuc-pham-nhieu-muoi

Người bị ù tai, trong tai có tiếng lách tách không nên ăn thực phẩm nhiều muối

- Uống ít cà phê: Trong cà phê chứa caffeine. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng caffeine làm ngăn cản việc phục hồi tổn thương của thính giác. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng cà phê để tránh những tổn thương cho thính lực.

- Tránh môi trường ồn ào: Tiếng ồn quá mức có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ù tai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh xa những nơi có tiếng ồn quá mức. Nếu không thể tránh được tiếng ồn này, bạn nên đeo nút tai để bảo vệ thính lực.

- Nghe âm thanh: Nhiều người bị ù tai cho biết, khi tắm xong nghe tiếng nước chảy không nghe thấy tiếng ù tai. Có được điều này là do tiếng nước đã lấn át tiếng kêu khó chịu trong tai. Do đó, một số bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên ghi lại âm thanh của nước, và sau đó phát âm thanh trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ lúc nào cảm thấy quá khó chịu.

- Mua mặt nạ ù tai: Nhiều mặt nạ chống ù tai được bán bởi các nhà sản xuất điện tử. Các thiết bị này có thể giúp che bớt chứng ù tai bằng cách tạo ra tiếng ồn trắng. Nếu không muốn mua thiết bị này, bạn cũng có thể bật đài hoặc nghe trên điện thoại. Cách làm này mang tới hiệu quả tương tự.

- Loại bỏ ráy tai: Nếu ù tai là do tích tụ ráy tai, bạn nên sử dụng các sản phẩm không kê đơn như thuốc nhỏ tai hoặc thìa ngoáy tai để loại bỏ ráy tai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm trùng.

loai-bo-ray-tai-giup-giam-u-tai.webp

Loại bỏ ráy tai giúp giảm ù tai, tiếng lách tách trong tai

Song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên người đang bị ù tai, trong tai có tiếng nổ lách tách nên sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.

Trên đây là những nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng có tiếng nổ lách tách trong tai và cách điều trị phù hợp. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn hãy để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn.

Xem thêm: Nghe tiếng ve kêu trong đầu là bệnh gì và cách xử lý tại nhà