Đau nhói lỗ tai thường là do nguyên nhân viêm nhiễm ở tai gây ra. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhói tai, điển hình nhất là sử dụng tỏi. Vậy dùng tỏi chữa đau nhói tai bằng cách nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!
Đau nhói lỗ tai có nguy hiểm không?
Tai là một cơ quan phức tạp chứa rất nhiều mô nhạy cảm và xương nhỏ giúp con người có thể nghe được. Do tai được nối với mũi, họng, gần với hàm và cơ mặt nên các triệu chứng đau tai có thể liên quan đến bệnh lý ở những cơ quan này.
Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, đau nhói tai là do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm trùng tai không được điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến màng nhĩ và các xương trong tai. Điều này có thể gây ù tai, nghe kém trong vài tuần hoặc vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng không được điều trị sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các cơ quan phổ biến dễ bị ảnh hưởng bao gồm xoang mũi và xương sọ nằm sau tai.
- Đau nhói bên trong tai do nhiễm trùng kéo dài còn có thể gây thủng màng nhĩ, khiến bạn gặp phải các triệu chứng khác như: Ù tai, nghe kém, chảy máu tai,…
- Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và viêm amidan.
Như vậy, tình trạng đau nhói lỗ tai có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, tùy thuộc vào các nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau nhói tai mà người mắc cần tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp, mang đến hiệu quả cao.
Bài thuốc cải thiện đau nhói lỗ tai nhờ tỏi
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau tai đã được sử dụng từ hàng ngàn năm qua. Hợp chất allicin có trong tỏi được cho là hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn – nguyên nhân chính gây đau nhói lỗ tai. Các chuyên gia khuyên bạn hãy nhai tỏi sống, tỏi nướng hoặc thêm vào các món ăn để chữa đau nhức tai hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc chữa đau nhói lỗ tai bằng tỏi sau đây:
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
1 củ tỏi (đã bóc vỏ); 2 - 4 muỗng canh dầu olive; 1 chiếc chảo nhỏ; 1 lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy; Rây lọc.
Cách thực hiện:
- Khử trùng tất cả vật liệu bằng cách ngâm vào nước nóng trong 10 phút.
- Rửa sạch tỏi và bóc vỏ.
- Cho tỏi vào cối nghiền nát, sau đó cho dầu olive và tỏi vào chảo.
- Đun hỗn hợp này với lửa vừa cho tới khi tỏi có mùi thơm.
- Tắt bếp, để nguội hỗn hợp rồi lọc lấy dầu qua rây. Cho dầu vào lọ thủy tinh, đậy lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng:
- Sau khi đã có dầu tỏi, bạn nằm nghiêng, hướng tai đang bị đau nhức lên phía trên.
- Tiếp theo, nhỏ 2 - 3 giọt dầu tỏi (ấm) vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên tai, ngăn dầu chảy ra bên ngoài.
- Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 10 phút.
Một cách nữa, bạn có thể ngâm miếng bông gòn sạch ngập trong dầu tỏi, sau đó đặt ngay trên ống tai để dầu từ từ chảy vào. Thực hiện hàng ngày để bệnh nhanh cải thiện.
Lưu ý: Bài thuốc này có thể mang tới tác dụng nhưng bạn cần cẩn trọng vì sử dụng quá nhiều dễ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng tới thính giác. Để an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y trước khi áp dụng bài thuốc này.
Đau nhói lỗ tai không phải tình trạng nguy hiểm nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu thường xuyên bị đau nhức tai, bạn hãy tham khảo ngay các cách trên để bệnh sớm được cải thiện nhé!