Viêm tai giữa có mủ là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, gặp nhiều ở đối tượng trẻ em. Viêm tai giữa có mủ không được điều trị sớm, sẽ khiến dịch mủ tích tụ ngày càng nhiều trong tai, gây tăng nguy cơ thủng màng nhĩ, điếc vĩnh viễn. Cùng tìm hiểu các phương pháp khắc phục viêm tai giữa có mủ hiệu quả trong bài viết sau.

Viêm tai giữa có mủ là bệnh gì?

Viêm tai giữa có mủ là hiện tượng viêm tai kèm theo tình trạng tụ dịch bên trong tai giữa. Dịch này thường xuất hiện sau khi người bệnh bị cảm lạnh, đau họng, nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài. Thông thường, viêm tai giữa có mủ sẽ tự khỏi sau 4 - 6 tuần nếu người bệnh có biện pháp chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, trường hợp viêm tai giữa có mủ nặng, bệnh nhân có thể bị mất thính lực tạm thời, nguy hiểm hơn là biến chứng viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm,...

Theo thống kê, viêm tai giữa có mủ phổ biến ở đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi, bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái. Một số triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm ù tai, đau tai, tai nghe kém, chảy dịch tai.

Viêm tai giữa có mủ là hiện tượng viêm tai kèm dịch mủ

Viêm tai giữa có mủ là hiện tượng viêm tai kèm dịch mủ

Nguyên nhân viêm tai giữa có mủ

Nguyên nhân viêm tai giữa là thường là do ống vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Vòi nhĩ là ống nhỏ nối tai giữa với họng. Nó có nhiệm vụ dẫn lưu các chất dịch dư thừa ở tai xuống họng và cân bằng áp suất trong tai giữa.

Khi ống vòi nhĩ bị tổn thương, dịch lỏng trong tai sẽ không được đưa ra ngoài mà tích tụ trong ống tai và gây viêm. Viêm tai giữa không điều trị sớm, đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển nặng, hình thành dịch mủ.

Các yếu tố khiến ống vòi nhĩ bị tắc nghẽn gồm có:

  • Ống vòi nhĩ chưa hoàn thiện. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Người mắc bệnh viêm VA (viêm tổ chức lympho ở vòm mũi họng).
  • Người bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Người có ống vòi nhĩ bị khiếm khuyết.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như dị ứng, đường hô hấp bị nhiễm trùng… cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị viêm tai giữa có mủ.

Viêm tai giữa có mủ nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân viêm tai giữa có mủ. Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết như bánh mì, đường, bánh ngọt sẽ kích thích cơ thể giải phóng hàm lượng insulin cao hơn mức bình thường. Điều này gây rối loạn huyết áp, từ đó làm nặng thêm các triệu chứng viêm tai giữa như ù tai, đau tai.
  • Thức ăn khô, cứng, khó nhai: Thực phẩm khô, cứng như bánh quy, kẹo cứng khiến cơ khớp và cơ hàm phải hoạt động liên tục ở cường độ cao. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh viêm tai giữa.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, những “món ngon” này dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa có mủ.
  • Thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị như mù tạt, ớt, tiêu,... khiến tai bị ù và giảm thính lực, nhất là ở người bị viêm tai giữa có mủ.

Người bệnh viêm tai giữa có mủ nên kiêng đồ ăn cay, nóng

Người bệnh viêm tai giữa có mủ nên kiêng đồ ăn cay, nóng

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ hiệu quả

Việc điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ còn tùy thuộc vào giai đoạn, nguyên nhân và mức độ bệnh. Cụ thể như sau:

Chữa viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ

Ứ dịch mủ là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm tai giữa có mủ. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp chữa trị sau:

  • Bệnh nhân viêm tai giữa ứ mủ thường có biểu hiện đau tai, kèm sốt cao. Bởi vậy, việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen là cực kỳ cần thiết.
  • Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ do vi khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc kháng sinh như amoxicillin, penicillin giúp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các thuốc kháng viêm, thuốc nhỏ tai để làm sạch dịch bẩn, giảm viêm bên trong ống tai.
  • Nếu soi tai thấy màng nhĩ căng phồng do ứ dịch, bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch màng nhĩ và dẫn lưu mủ. Mục đích của phương pháp này là giúp dịch mủ thoát ra ngoài, từ đó giảm nguy cơ thủng màng nhĩ.

Thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ

Thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ

Giảm viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Khi mủ trong tai đã vỡ, người bệnh cần làm sạch mủ sót lại để hạn chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Dưới đây là các bước điều trị viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ:

Bước 1: Làm sạch tai.

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ bơm dung dịch rửa tai vào lỗ tai bị viêm.
  • Sau đó, kéo nhẹ vành tai bên ngoài để dung dịch thấm sâu vào lỗ tai, đồng thời sử dụng dụng cụ chuyên dụng làm sạch mủ còn ứ đọng trong tai.
  • Nhỏ 2 - 3 giọt cồn vào tăm bông, thấm hết lượng dịch còn sót lại.

Bước 2: Nhỏ thuốc nhỏ tai.

  • Sau khi đã làm sạch tai, bạn nghiêng đầu về hướng ngược lại để dung dịch thừa chảy ra ngoài.
  • Sau đó, nhỏ 2 - 3 giọt thuốc nhỏ tai được chỉ định vào sâu bên trong lỗ tai.

Bước 3: Phun thuốc bột.

  • Kéo nhẹ vành tai bên ngoài, cho bình thuốc vào lỗ tai.
  • Xịt nhẹ thuốc vào tai. Thuốc bột thường là kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm viêm nhiễm ở tai giữa.

Làm sạch tai bằng dung dịch nhỏ tai giúp giảm viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Làm sạch tai bằng dung dịch nhỏ tai giúp giảm viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có mủ

Hiện nay, giải pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có mủ được nhiều người tin dùng là sản phẩm thảo dược chứa cối xay. Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh tương đương hoạt chất Diclofenac. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm viêm tai giữa có mủ an toàn, hiệu quả.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhiều thành phần giúp tăng cường chức năng thận như cây kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa. Hay các dược liệu này giúp tăng cường tuần hoàn máu tới tai, bổ sung dưỡng chất cho thần kinh thính giác như đan sâm, L-carnitine fumarate. Đây đều là các thành phần giúp cải thiện thính lực, giảm triệu chứng đau tai, ù tai do viêm tai giữa có mủ hiệu quả.

Nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm nhận được nhiều đánh giá tích cực từ chuyên gia và hơn 95% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cây cối xay (theo khảo sát của Tạp chí kinh tế Việt Nam vào cuối năm 2021).

Cây cối xay hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm tai giữa có mủ

Cây cối xay hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cây cối xay từ 3 - 6 tháng nhé!

Để lại câu hỏi hoặc bình luận bên dưới cho chuyên gia nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh viêm tai giữa có mủ.

THAM KHẢO:

https://www.aafp.org/afp/2013/1001/p435.html#

https://www.aafp.org/afp/2007/1201/p1650.html

https://www.uptodate.com/contents/acute-otitis-media-in-adults