Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, gặp nhiều ở đối tượng trẻ em. Bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí điếc vĩnh viễn. Bài viết sau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại khoang giữa của tai. Viêm tai giữa được phân thành hai loại điển hình, gồm viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. 

Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh nhiễm trùng tại tai, khởi phát với triệu chứng rầm rộ. Theo các chuyên gia, bệnh xảy ra khi vùng tai giữa nằm phía sau màng nhĩ bị viêm. Nếu không có biện pháp chữa trị sớm, viêm tai sẽ chuyển thành viêm tai giữa mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

Thống kê cho thấy, viêm tai giữa cấp tính gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, người lớn có thói quen vệ sinh tai kém hoặc bị vi khuẩn tấn công cũng có thể gặp phải bệnh này.

viem-tai-giua-cap-tinh-thuong-gay-dau-tai-chay-mu-kho-chiu

Viêm tai giữa cấp tính thường gây đau tai, chảy mủ khó chịu

Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm tại khu vực tai giữa kéo dài trên 12 tuần. Đặc biệt, người bệnh viêm tai giữa mạn tính thường không hoặc kém đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa. Bệnh không chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc tai giữa, viêm tai xương chũm,...

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Một nghiên cứu cho thấy, trên thế giới có khoảng 50 - 85% trẻ em dưới 3 tuổi từng mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất một lần. Có nhiều trẻ trong số đó bị viêm tai giữa tái đi tái lại gây suy giảm thính lực vĩnh viễn. Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm tai giữa phổ biến:

  • Vệ sinh tai không đúng cách hoặc sử dụng các vật dụng vệ sinh tai không sạch sẽ là nguyên nhân viêm tai giữa. Những thói quen này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Vi khuẩn di chuyển từ vòm mũi họng lên khu vực tai giữa thông qua vòi nhĩ. Khi vòi nhĩ bị tắc nghẽn, dịch trong tai sẽ đọng lại dẫn đến viêm tai giữa.
  • Hệ luỵ của các bệnh như: Sởi, cúm, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang,... không được điều trị kịp thời.
  • Niêm mạc vòi nhĩ bị phù nề do dị ứng gây viêm tai giữa.
  • Do tiếng ồn lớn như tiếng nổ, tiếng bom đạn, tiếng nhạc,... gây chấn thương vùng tai giữa.
  • Do cảm lạnh không được điều trị sớm khiến dịch nhầy ứ đọng lâu ngày trong tai giữa. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm nhiễm.

viem-tai-giua-co-the-do-vi-khuan-thoi-quen-ve-sinh-tai-nghe-tieng-on-lon-trong-thoi-gian-dai

Viêm tai giữa có thể do vi khuẩn, thói quen vệ sinh tai, nghe tiếng ồn lớn thời gian dài,...

Triệu chứng viêm tai giữa điển hình

Viêm tai giữa là tình trạng viêm tại hòm nhĩ, màng nhĩ. Bệnh thường tiến triển trong vòng 3 tuần với các triệu chứng điển hình như ù tai, đau tai, nóng rát màng nhĩ. 

Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính:

Thông thường, khi bị viêm tai giữa cấp tính, cả người lớn và trẻ em đều gặp phải các dấu hiệu như:

  • Sốt là triệu chứng gặp nhiều nhất ở người bệnh viêm tai giữa cấp tính. Một số trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị viêm tai giữa còn sốt lên đến 39 - 40 độ C nguy hiểm.
  • Chảy nước mũi, dị ứng mũi, đau họng, sưng họng,...
  • Đau nhức tai, xung huyết, viêm đỏ ở bên ngoài tai.
  • Trường hợp viêm nhiễm nặng, người bệnh bị chảy dịch từ trong tai. Dịch này có màu vàng hoặc xanh nhạt, mùi hôi tanh.

Nhiều trẻ dưới 6 tháng tuổi còn xuất hiện các triệu chứng viêm tai giữa điển hình như:

  • Chán ăn, bỏ bú, nôn trớ thường xuyên.
  • Sốt kèm theo co giật.

Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, khó điều trị dứt điểm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa mạn tính:

  • Tai nghe kém: Viêm tai giữa mạn tính kéo dài sẽ khiến cho diện tích tiếp xúc âm thanh của màng nhĩ bị giảm. Lúc này, người bệnh có thể bị chảy mủ nhiều lần gây ảnh hưởng đến chuỗi xương thực hiện nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh trong tai giữa. Sau một thời gian, người bệnh viêm tai giữa mạn tính sẽ bị suy giảm thính lực, tai nghe kém.
  • Chảy dịch tai: Người bệnh viêm tai giữa mạn tính thường bị chảy dịch từ trong lỗ tai. Dịch này có màu vàng xanh hoặc đục, thậm chí lẫn máu. Đặc biệt, dịch tai có mùi hôi, gây đau đớn, khó chịu.
  • Triệu chứng khác: Ngoài hai triệu chứng điển hình kể trên, viêm tai giữa mạn tính có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương gây ù tai, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao,...

tai-nghe-kem-va-chay-dich-la-hai-trieu-chung-dien-hinh-cua-viem-tai-giua-man-tinh

Tai nghe kém và chảy dịch tai là hai triệu chứng điển hình của viêm tai giữa mạn tính

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa không phải là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh này để lâu không chữa sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ thống hòm nhĩ, xương chũm, thậm chí tác động tiêu cực đến não bộ. 

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh viêm tai giữa:

  • Thủng màng nhĩ: Đây là biến chứng gặp nhiều nhất ở người bị viêm tai giữa kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh do mủ bị ứ đọng lâu ngày tại tai giữa khiến màng nhĩ căng phồng dẫn tới thủng. 
  • Hoại tử các xương xung quanh tai giữa: Khi người bệnh bị hoại tử xương do bệnh viêm tai giữa kéo dài sẽ gây điếc hoàn toàn, mất khả năng giữ thăng bằng, thậm chí liệt dây thần kinh mặt. 
  • Viêm xương chũm: Viêm tai giữa tái phát nhiều lần sẽ gây rò dịch, tích tụ mủ, lâu ngày dẫn đến viêm xương chũm.
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác ít gặp hơn gồm viêm não, áp xe não, viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết,...

Các cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Điều trị viêm tai giữa kịp thời và đúng phương pháp, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo các cách điều trị hiệu quả dưới đây để chữa viêm tai giữa:

Dùng thuốc điều trị viêm tai giữa

Đối với bệnh lý viêm tai giữa, các bác sĩ sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh để cân nhắc sử dụng thuốc cho phù hợp. Thông thường, thuốc kháng sinh được kê đơn sử dụng cho người bệnh trong khoảng 5 - 7 ngày. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Một số kháng sinh thông dụng được sử dụng cho người bệnh viêm tai giữa gồm:

  • Kháng sinh Augmentin, cephalosporin thế hệ I, II, III được sử dụng để kháng viêm tại chỗ trong các trường hợp viêm tai giữa có rách màng nhĩ.
  • Kháng sinh Amoxicillin sử dụng nhiều trong trường hợp người bệnh không dùng được kháng sinh nhóm beta lactam. Ngoài ra, đây là kháng sinh “nhẹ” sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng lại thuốc đặc trị.
  • Kháng sinh Amox - clav giúp tăng hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn.
  • Nhóm kháng sinh Quinolon có tác dụng tại chỗ giúp điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính, viêm tai giữa chảy mủ.

su-dung-thuoc-tay-chua-viem-tai-giua-dem-den-hieu-qua-dieu-tri-nhanh

Sử dụng thuốc tây chữa viêm tai giữa đem đến hiệu quả điều trị nhanh

Chữa viêm tai giữa bằng đông y

Ngoài các thuốc tây y kể trên, để điều trị viêm tai giữa hiệu quả, ngày nay nhiều người còn tin tưởng sử dụng các bài thuốc đông y. Những bài thuốc này giúp điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát về sau.

Bài thuốc số 1:

Người bệnh bị viêm tai giữa có các triệu chứng điển hình như ù tai, sốt, đau đầu, tai chảy mủ,... có thể sử dụng bài thuốc đông y dưới đây để cải thiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Long đởm, hoàng cầm, ngưu bàng tử, sài hồ, chi tử. Mỗi loại 12 gam.
  • Kim ngân hoa: 20 gam.
  • Bạc hà: 6 gam.

Cách thực hiện: 

  • Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Đem sắc toàn bộ nguyên liệu cùng 5 bát nước sạch. Đun nhỏ lửa khoảng 30 - 40 phút.
  • Chia làm 3 lần uống trong ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc số 2:

Người bị viêm tai giữa với các triệu chứng như chảy dịch trong lỗ tai, viêm họng, cảm lạnh, sốt nhẹ có thể áp dụng bài thuốc đông y này. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hoàng cầm, long đởm thảo, liên kiều, sa tiền tử, trạch tả, sinh địa, mộc thông. Mỗi loại 12 gam.
  • Kim ngân hoa: 16 gam.
  • Đương quy: 8 gam.
  • Cam thảo: 4 gam.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch các nguyên liệu trên rồi để cho thật ráo nước.
  • Sắc nguyên liệu cùng 500ml nước sạch. Thời gian đun khoảng 30 phút, đun nhỏ lửa.
  • Chia làm 1 - 2 lần uống mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Bài thuốc đông y này không dùng cho người bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai.

bai-thuoc-dong-y-chua-viem-tai-giua

Bài thuốc đông y chữa viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng sản phẩm thảo dược

Song song với các phương pháp điều trị như trên, người bị viêm tai giữa có thể tìm đến sản phẩm thảo dược để điều trị bệnh hiệu quả cao hơn. Sản phẩm này có thành phần chính gồm cây cối xay kết hợp với thục địa, đan sâm, cẩu tích, cốt toái bổ, câu kỷ tử,... Đặc biệt, thành phần cây cối xay đã được nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy các hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac - thuốc chuyên dùng để điều trị viêm tai giữa.

Sản phẩm có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện thính lực, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm tại tai như viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài,... Đặc biệt, sản phẩm bào chế dưới dạng viên uống, rất tiện lợi trong quá trình sử dụng, được nhiều người tin dùng vì đem lại hiệu quả tích cực.

Hy vọng, những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về bệnh, từ đó biết cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp về bệnh viêm tai giữa, hãy để lại câu hỏi dưới đây cho chúng tôi bạn nhé!

THAM KHẢO:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616 

https://www.healthline.com/health/otitis